Bài tập SGK Hóa Học 9 Bài 22: Luyện tập chương 2 Kim loại.
-
Bài tập 1 trang 69 SGK Hóa học 9
Hãy viết hai phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau đây:
- Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.
- Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối.
- Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro.
- Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
-
Bài tập 3 trang 69 SGK Hóa học 9
Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng:
– A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng hiđro.
– C và D không phản ứng với dung dịch HCl.
– B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A.
– D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C.
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần).
a) B, D, C, A
b) D, A, B, C
c) B, A, D, C
d) A, B, C, D
e) C, B, D, A
-
Bài tập 4 trang 69 SGK Hóa học 9
Viết phương trình hoá học biểu diễn sự chuyển đổi sau đây:
a) Al → Al2O3 → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al → AlCl3
b) Fe → FeSO4 → Fe(OH)2 → FeCl2
c) Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → 2Fe
-
Bài tập 5 trang 69 SGK Hóa học 9
Cho 9,2g một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 23,4g muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị I.
-
Bài tập 6 trang 69 SGK Hóa học 9
Ngâm một lá sắt có khối lượng 2,5 gam trong 25 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng 2,58 gam.
a) Hãy viết phương trình hoá học.
b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
-
Bài tập 7 trang 69 SGK Hóa học 9
Cho 0,83g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí ở đktc.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
-
Bài tập 22.1 trang 27 SBT Hóa học 9
Kim loại nhôm và kim loại sắt có những tính chất hóa học nào giống nhau và khác nhau? Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ.
-
Bài tập 22.2 trang 27 SBT Hóa học 9
Có một dung dịch gồm hai muối: Al2(SO4)3 và FeSO4. Trình bày một phương pháp hoá học để từ dung dịch trên điều chế ra dung dịch Al2(SO4)3. Viết phương trình hoá học.
-
Bài tập 22.3 trang 27 SBT Hóa học 9
Trong phòng thí nghiệm có các kim loại sau: natri, đồng, sắt, nhôm, bạc. Hãy cho biết những tính chất hoá học của chúng bằng cách đánh dấu (x) vào dấu ...
- Natri:
a) Không tác dụng với dung dịch axit HCl ...
b) Tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ ...
c) Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối ...
d) Tác dụng mãnh liệt với H2O ...
- Đồng:
a) Không tác dụng với dung dịch axit HCl ...
b) Tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ ...
c) Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối ...
d) Tác dụng mãnh liệt với H2O ...
- Sắt:
a) Không tác dụng với dung dịch axit HCl ...
b) Tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ ...
c) Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối ...
d) Tác dụng mãnh liệt với H2O ...
- Nhôm:
a) Không tác dụng với dung dịch axit HCl ...
b) Tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ ...
c) Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối ...
d) Tác dụng mãnh liệt với H2O ...
- Bạc:
a) Không tác dụng với dung dịch axit HCl ...
b) Tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ ...
c) Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối ...
d) Tác dụng mãnh liệt với H2O ...
-
Bài tập 22.4 trang 27 SBT Hóa học 9
Một phần dãy hoạt động hoá học của kim loại được viết như sau: Mg Zn Fe Pb Cu Ag
Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Kim loại magie có thể thế chỗ kim loại kẽm trong dung dịch muối.
B. Kim loại sắt có thể thê chỗ kim loại kẽm trong dung dịch muối.
C. Kim loại chi có thể thế chỗ kim loại sắt trong dung dịch muối.
D. Kim loại bạc có thể thế chỗ kim loại đồng trong dung dịch muối.
-
Bài tập 22.5 trang 28 SBT Hóa học 9
Có các kim loại: Al, Na, Cu, Ag.
a) Sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự mức độ hoạt động hoá học tăng dần.
b) Chọn những phản ứng hoá học thích hợp để chứng minh cho sự sắp xếp các kim loại. Viết các phương trình hoá học.
-
Bài tập 22.6 trang 28 SBT Hóa học 9
Viết phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi hoá học sau: Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe.