Bài tập SGK Toán 10 Bài 2: Phương trình đường tròn.
-
Bài tập 1 trang 83 SGK Hình học 10
Tìm tâm và bán kính của các đường tròn sau:
a) \(x^2+ y^2- 2x -2y - 2 = 0\)
b) \(16x^2+ 16y^2+ 16x - 8y - 11 = 0\)
c) \(x^2 + y^2 - 4x + 6y - 3 = 0\)
-
Bài tập 2 trang 83 SGK Hình học 10
Lập phương trình đường tròn (C) trong các trường hợp sau:
a) (C) có tâm I(-2; 3) và đi qua M(2; -3);
b) (C) có tâm I(-1; 2) và tiếp xúc với đường thẳng \(d : x - 2y + 7 = 0\)
c) (C) có đường kính AB với A(1; 1) và B(7; 5)
-
Bài tập 3 trang 84 SGK Hình học 10
Lập phương trình đường tròn đi qua ba điểm:
a) A(1; 2); B(5; 2); C(1; -3)
b) M(-2; 4); N(5; 5); P(6; -2)
-
Bài tập 4 trang 84 SGK Hình học 10
Lập phương trình đường tròn tiếp xúc với hai trục tọa độ Ox, Oy và đi qua điểm M(2 ; 1)
-
Bài tập 5 trang 84 SGK Hình học 10
Lập phương trình của đường tròn tiếp xúc với các trục tọa độ và có tâm ở trên đường thẳng \(d: 4x - 2y -8 = 0\)
-
Bài tập 6 trang 84 SGK Hình học 10
Cho đường tròn (C) có phương trình: \(x^2 + y^2 - 4x + 8y - 5 = 0\)
a) Tìm tọa độ tâm và bán kính của (C)
b) Viết phương trình tiếp tuyến với (C) đi qua điểm A(-1; 0)
-
Bài tập 3.15 trang 154 SBT Hình học 10
Trong mặt phẳng Oxy,hãy lập phương trình đường tròn (C) có tâm là điểm (2; 3) và thỏa mãn điều kiện sau:
a) (C) có bán kính là 5 ;
b) (C) đi qua gốc tọa độ ;
c) (C) tiếp xúc với trục Ox ;
d) (C) tiếp xúc với trục Oy ;
e) (C) tiếp xúc với đường thẳng Δ: 4x + 3y - 12 = 0.
-
Bài tập 3.16 trang 154 SBT Hình học 10
Cho ba điểm A(1; 4), B(-7; 4), C(2; -5).
a) Lập phương trình đường tròn (C) ngoại tiếp tam giác ABC ;
b) Tìm tâm và bán kính của (C).
-
Bài tập 3.17 trang 155 SBT Hình học 10
Cho đường tròn tâm (C) đi qua hai điểm A(-1; 2), B(-2; 3) và có tâm ở trên đường thẳng Δ: 3x - y + 10 = 0.
a) Tìm tọa độ tâm của (C);
b) Tính bán kính R của (C);
c) Viết phương trình của (C).
-
Bài tập 3.18 trang 155 SBT Hình học 10
Cho ba đường thẳng:
Δ1: 3x + 4y - 1 = 0
Δ2: 4x + 3y - 8 = 0
d: 2x + y - 1 = 0.
a) Lập phương trình các đường phân giác của góc hợp bởi Δ1 và Δ2.
b) Xác định tọa độ tâm I của đường tròn (C) biết rằng I nằm trên d và (C) tiếp xúc với Δ1 và Δ2.
c) Viết phương trình của (C).
-
Bài tập 3.19 trang 155 SBT Hình học 10
Lập phương trình của đường tròn (C) đi qua hai điểm A(1; 2), B(3; 4) và tiếp xúc với đường thẳng Δ: 3x + y - 3 = 0
-
Bài tập 3.20 trang 155 SBT Hình học 10
Lập phương trình đường tròn đường kính AB trong các trường hợp sau:
a) A có tọa độ (- 1; 1), B có tọa độ (5; 3) ;
b) A có tọa độ (-1; -2), B có tọa độ (2; 1).