Bài tập SGK Sinh Học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.
-
Bài tập 1 trang 56 SGK Sinh học 10
Thế nào là năng lượng?
-
Bài tập 2 trang 56 SGK Sinh học 10
Năng lượng được tích trữ trong tế bào dưới dạng nào? Năng lượng của tế bào được dự trữ trong các hợp chất nào?
-
Bài tập 3 trang 56 SGK Sinh học 10
Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của các phân tử ATP?
-
Bài tập 4 trang 56 SGK Sinh học 10
Giải thích khái niệm chuyển hóa vật chất?
-
Bài tập 1 trang 79 SBT Sinh học 10
Vẽ sơ đồ cấu tạo của ATP. Vì sao ATP có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của tế bào?
-
Bài tập 2 trang 79 SBT Sinh học 10
Trong tế bào sống có những dạng năng lượng nào? Trong tế bào năng lượng được sử dụng vào những hoạt động sống gì?
-
Bài tập 3 trang 80 SBT Sinh học 10
Cho hình vẽ sau:
- Chú thích những từ thích hợp thay cho a, b và c.
- Sự giống nhau giữa các liên kết ở vị trí 1, 2, 3, 4?
- Sự khác nhau giữa liên kết 1 và 3? Ý nghĩa của nó?
-
Bài tập 1 trang 94 SBT Sinh học 10
Xét về năng lượng và chuyển hoá năng lượng, những câu nào sau đây đúng?
(1) Có hai loại năng lượng là động năng và thế năng.
(2) Thế năng là loại năng lượng dự trữ có khả năng sinh công.
(3) Trong tế bào, năng lượng ở dạng hoá năng, điện năng, cơ năng,...
(4) Năng lượng chủ yếu của tế bào là dạng hoá năng.
(5) Thế năng là dạng năng lượng được giải phóng khi phân giải chất hữu cơ.
(6) Nhiệt năng trong tế bào không có khả năng sinh công cơ học.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (4), (5), (6).
B. (2), (3), (4), (6).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (3), (4), (5), (6).
-
Bài tập 2 trang 94 SBT Sinh học 10
Năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào là
A. quang năng.
B. cơ năng
C. điện năng.
D. hoá năng.
-
Bài tập 3 trang 95 SBT Sinh học 10
Chất nào sau đây được ví như đồng tiền năng lương của tế bào?
A. Glucôzơ.
B. ADN.
C. ATP.
D. GTP.
-
Bài tập 4 trang 95 SBT Sinh học 10
Cho các ý sau về chuyển hoá vật chất và năng lượng :
(1) Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
(2) Chuyểh hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng.
(3) Chuyển hoá vật chất bao gồm hai mặt lài đồng hoá và đị hóa.
(4) Đồng hoá là quá trình tạo ra và sử dụng ATP.
(5) Dị hoá là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản. Trong các ý trên, những ý nào là đúng?
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3), (5).
C. (1), (3), (4), (5).
D. (2), (3), (4), (5).
-
Bài tập 5 trang 95 SBT Sinh học 10
Liên kết giữa hai nhóm phôtphat trong phân tử ATP là liên kết cao năng. Nguyên nhân làm cho liên kết này dễ bị tách ra là
A. đây là liên kết yếu, mang ít nărig lượng nên dễ bị phá vỡ.
B. các nhóm phôtphat đều tích điện âm nên đẩy nhau
C. trong phân tử ATP có chứa đường ribôzơ.
D. ba nhóm phôtphat đều gắn với ađênin.