Bài tập SGK Địa Lý 6 Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất.
-
Bài tập 1 trang 45 SGK Địa lý 6
Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.
-
Bài tập 2 trang 45 SGK Địa lý 6
Hãy trình bày sự phân loại núi theo độ cao.
-
Bài tập 3 trang 45 SGK Địa lý 6
Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?
-
Bài tập 4 trang 45 SGK Địa lý 6
Địa hình núi đá vôi có nhừng đặc điểm gì?
-
Bài tập 1 trang 46 SBT Địa lí 6
Dựa vào hình 35 trong SGK Địa lí 6, hãy so sánh đặc điểm hình dạng núi trẻ, núi già theo bảng sau:
Yếu tố Núi già Núi trẻ Đỉnh Sườn Thung lũng -
Bài tập 2 trang 46 SBT Địa lí 6
Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết: Đặc điểm (hình dạng bên ngoài và bên trong) của địa hình núi đá vôi.
-
Bài tập 3 trang 46 SBT Địa lí 6
Hãy nêu các cách phân loại núi sau:
- Phân loại theo độ cao:
- Phân loại theo thời gian hình thành:
-
Bài tập 1-TN trang 46 SBT Địa lí 6
Cho biết câu dưới đây đúng hay sai.
Độ cao của các ngọn núi được ghi trên bản đồ là độ cao tương đối.
- Đúng
- Sai
-
Bài tập 2-TN trang 46 SBT Địa lí 6
Chọn phương án mà em cho là đúng nhất.
Độ cao tuyệt đối là độ cao được đo
a) từ mực nước biển đến nơi cần đo.
b) từ mực nước biển thấp nhất đến đỉnh đồi, núi.
c) từ mực nước biển cao nhất tới đỉnh đồi, núi.
d) từ mực nước biển trung bình đến nơi cần đo.
-
Bài tập 1 trang 47 SBT Địa lí 6
Cách đo độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?
-
Bài tập 2 trang 47 SBT Địa lí 6
Đỉnh Phan Xi Păng là đỉnh núi cao nhất nước ta, cao 3143 m, trên sườn núi có thị trấn sườn núi có thị trấn Sa Pa ở độ cao 1500 m; dưới chân núi có thị xã Lào Cai ở độ cao 1000 m. Hãy vẽ sơ đồ thể hiện độ cao tuyệt đối của Phan Xi Păng, Sa Pa, Lào Cai.
-
Bài tập 1-TN trang 47 SBT Địa lí 6
Cho biết các câu dưới đây đúng hay sai
a) Núi có đặc điểm là: độ cao trên 500m, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng rộng.
- Đúng
- Sai
b) Chỉ cần dựa vào hình dạng của đỉnh núi, sườn núi, thung lũng là người ta có thể biết đó là núi trẻ hay núi già.
- Đúng
- Sai
Thảo luận về Bài viết