Bài tập SGK Địa Lý 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất.
-
Bài tập 1 trang 33 SGK Địa lý 6
Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp.
-
Bài tập 2 trang 33 SGK Địa lý 6
Hãy trình bày đặc điêm của lớp vỏ Trái Đất và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.
-
Bài tập 3 trang 33 SGK Địa lý 6
Hãy dùng compa vẽ mặt cắt bổ đôi của Trái Đất và điền tên: lõi, lớp trung gian, lóp vỏ (dùng compa vẽ hai vòng tròn đông tâm: vòng đầu có bán kính 2 cm, tượng trưng cho lõi Trái Đất; vòng sau có bán kính 4 cm, tượng trưng cho cả lớp trung gian và lớp vỏ Trái Đất. Lớp vỏ Trái Đất rất mỏng nên chỉ cần tô đậm vành ngoài của vòng tròn có bán kính 4 cm).
-
Bài tập 1 trang 35 SBT Địa lí 6
Dựa vào hình 10, hãy cho biết:
a) Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp. Kể tên và nêu độ dày của từng lớp?
b) Trạng thái từng lớp như thế nào (rắn chắc, quánh, dẻo, lỏng...). Lớp nào có vai trò quan trọng nhất?
-
Bài tập 2 trang 36 SBT Địa lí 6
Hãy cho biết: ở chỗ tiếp xúc giữa 2 địa mảng khi nào hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương, khi nào hình thành núi?
-
Bài tập 3 trang 36 SBT Địa lí 6
Đánh dấu X vào ô vuông thể hiện ý em cho là đúng nhất.
Vỏ Trái Đất chỉ chiếm có 1% khối lượng của Trái Đất nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác nhau như:
a) ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí để các sinh vật và con người tồn tại.
b) đá và đất để con người phát triển trồng trọt và chăn nuôi, khoáng sản để con người phát triển công nghiệp.
c) không khí, nước, sinh vật... và cả xã hội loài người.
-
Bài tập 1 trang 37 SBT Địa lí 6
Quan sát hình 27 trong SGK Địa lí 6, hãy cho biết:
a) Địa mảng nào tách xa địa mảng Âu – Á ở phía Tây?
b) Về phía Nam, địa máng Âu – Á xô vào những địa mảng nào?
c) Về phía Đông, địa mảng Âu – Á xô vào những địa mảng nào?
-
Bài tập 2 trang 37 SBT Địa lí 6
Dựa vào trạng thái cấu tạo bên trong của Trái Đất và sự vận động tự quay của Trái Đất. Hãy giải thích vì sao Trái Đất hình khối cầu lại có 2 đầu hơi dẹt (bán kính ở Xích đạo 6378 km, ở cực là 6358 km, hay chu vi ở Xích đạo là 40075 km, ở cực là 40008 km).
-
Bài tập 3 trang 37 SBT Địa lí 6
Cho biết câu dưới đây đúng hay sai.
Nếu hai địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành núi, đồng thời ở đó cũng sinh ra hiện tượng núi lửa phun và động đất.
a) Đúng
b) Sai
-
Bài tập 1 trang 15 Tập bản đồ Địa Lí 6
Dựa vào hình 1, 2, 3 và kết hợp với nội dung SGK, em hãy cho biết: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp?
-
Bài tập 2 trang 15 Tập bản đồ Địa Lí 6
Dựa vào độ dày và đặc điểm của mỗi lớp cấu tạo bên trong Trái Đất đã cho dưới đây, em hãy điền số và chữ vào các ô tương ứng của bảng để thấy rõ đặc điểm của mỗi lớp.
A. Độ dày trên 3 000 km
B. Độ dày từ 5 đến 70 km
C. Độ dày gần 3 000 km
I. Rắn chắc
II. Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
III. Từ quánh dẻo đến lỏng
1. Khoảng từ 1500oC đến 4700oC
2. Cao nhất khoảng 5000oC
3. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa là 1000oC
Lớp Đặc điểm Vỏ Trái Đất Lớp Trung Gian C – III – 1 Lõi Trái Đất -
Bài tập 3 trang 15 Tập bản đồ Địa Lí 6
Dựa vào hình 3, em hãy nhận xét về sự phân bố chiều dày của lớp vỏ Trái Đất (nơi nào dày, nơi nào mỏng).