Bài tập SGK Sinh Học 9 Bài 9: Nguyên phân.
-
Bài tập 1 trang 30 SGK Sinh học 9
Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng xoắn và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào?
-
Bài tập 2 trang 30 SGK Sinh học 9
Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
a) Kì đầu
b) Kì giữa
c) Kì sau
d) Kì trung gian
-
Bài tập 3 trang 30 SGK Sinh học 9
Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
-
Bài tập 4 trang 30 SGK Sinh học 9
Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
a) Sự chia đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
b) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
c) Sự phân li đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
d) Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
-
Bài tập 5 trang 30 SGK Sinh học 9
Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
a) 4
b) 8
c) 16
d) 32.
-
Bài tập 1 trang 21 SBT Sinh học 9
Một hợp tử ở người với 2n = 46.
1. Khi ở kì trung gian, hợp tử trên có:
a) Bao nhiêu sợi nhiễm sắc?
b) Bao nhiêu tâm động?
c) Bao nhiêu crômatit?
2. Khi chuyển sang kì đầu (kì trước), hợp tử trên có bao nhiêu NST kép?
3. Khi chuyển sang kì giữa, hợp tử trên có:
a) Bao nhiêu NST kép?
b) Bao nhiêu crômatit?
c) Bao nhiêu tâm động?
4. Khi chuyển sang kì sau, hợp tử trên có:
a) Bao nhiêu NST đơn?
b) Bao nhiêu tâm động?
-
Bài tập 2 trang 22 SBT Sinh học 9
Một loài có bộ NST 2n = 20.
1. Một nhóm tế bào của loài mang 200 NST ở dạng sợi mảnh. Xác định số tế bào của nhóm?
2. Nhóm tế bào khác của loài mang 400 NST kép. Nhóm tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào? Với số lượng bao nhiêu? Cho biết diễn biến của các tế bào trong nhóm đều như nhau.
3. Nhóm tế bào thứ ba cũng của loài trên mang 640 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào.* Nhóm tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào? Với số lượng bằng bao nhiêu?
-
Bài tập 1 trang 24 SBT Sinh học 9
Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào lưỡng bội của loài A tạo được 4 tế bào mới với 64 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài?
-
Bài tập 2 trang 24 SBT Sinh học 9
Ở loài thực vật, bộ NST lưỡng bội là 24. Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào lưỡng bội của loài tạo ra số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng có tổng số 192 NST ở trạng thái chưa nhân đôi.
Xác định số đợt nguyên phân từ tế bào trên?
-
Bài tập 3 trang 25 SBT Sinh học 9
Cà độc dược có bộ NST 2n = 24.
Quá trình nguyên phân từ một tế bào lá lưỡng bội của cà độc được diễn ra liên tiếp 3 đợt. Nếu các tế bào được tạo ra đang ở.
1. Kì giữa thì có bao nhiêu crômatit và tâm động?
2. Kì sau thì có bao nhiêu NST?
-
Bài tập 4 trang 25 SBT Sinh học 9
Cho rằng một loài có bộ NST 2n = 40 chu kì nguyên phân diễn ra trong 11 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn thời gian phân bào trong một chu kì tế bào là 9 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn ra ở các kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối tương ứng với tỉ lệ 3 : 2 : 2 : 3.
Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số NST theo trạng thái của chúng từ một hợp tử của loài phân bào tại các thời điểm:
- 32 giờ
- 43 giờ 15 phút
- 54 giờ 25 phút
- 65 giờ 40 phút
- 76 giờ 45 phút
Biết rằng chu kì nguyên phân được tính từ khi hợp tử mới được tạo thành mang NST ở trạng thái chưa nhân đôi.
-
Bài tập 5 trang 25 SBT Sinh học 9
Ở người có bộ NST 2n = 46.
Tổng số tế bào được sinh ra trong các thế hệ tế bào do quá trình nguyên phân từ 1 tế bào lưỡng bội của người là 62.
Xác định số NST có trong thế hệ tế bào cuối cùng ở trạng thái chưa nhân đôi?