Chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh bài Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921) giúp các em tìm hiểu một cuộc cách mạng đánh dấu sự ra đời của nhà nước chủ nghĩa xã hội, làm thay đổi hoà toàn nước Nga mà còn làm thay đổi toàn bộ cục diện của thế giới. Qua cuộc cách mạng này đã cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa - lệ thuộc trên thế giới. Cuộc cách mạng đó nổ ra như thế nào mời tất cả các em cùng tìm hiểu bài học này.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cách mạng tháng Mười Nga 1917
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng
a. Về chính trị
- Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng
- Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng.
b. Về kinh tế
- Lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
c. Về xã hội
- Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
- Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
(Hồng quân tiến chiếm Cung điện Mùa Đông)
2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười
a. Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917
- Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhânở Pêtơrôgơrát.
- Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
- Lãnh đạo là Đảng Bônsêvích
- Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân.
- Kết quả:
- Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
- Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết)
- Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời.
- Nga trở thành nước Cộng Hoà
→ Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:
- Chính phủ lâm thời (tư sản)
- Xô viết đại biểu (vô sản).
b. Cách mạng tháng Mười Nga 1917
- Hoàn cảnh:
- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:
- Chính phủ lâm thời (tư sản)
- Xô viết đại biểu (vô sản)
- Nên cục diện không thể kéo dài.
- Trước tình hình đó Lênin và Đảng Bônsêvích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).
- Đầu tháng 10/1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lênin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
(Luận cương tháng 4-1917 của Lê-nin)
- Diễn biến khởi nghĩa:
- Tháng 4: Lênin đã thông qua Đảng Bônsêvích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa.
- Đêm 25/10 tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.
- Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
- Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
→ Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
1.2. Các cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết
1. Xây dựng chính quyền Xô viết
- Đêm 25/10/1917 chính quyền Xô viết được thành lập do Lênin đứng đầu.
- Chính sách của chính quyền:
- Đập tan bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới.
- Chính quyền Xô viết thông qua:”Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”. Trong đó sắc lệnh hòa bình lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. Sắc lệnh ruộng đất nhằm giải quyết ruộng đất cho nông dân.
- Xoá bỏđẳng cấp, và đặc quyền của giáo hội.
- Thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc có quyền bình đẳng và quyền tự quyết.
- Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Quốc hữu hóa các
- Chính quyền Xô viết đã đem lại lợi ích và bảo vệ lợi ích cho nhân dân lao động, thể hiện tính ưu việt tiến bộ của một chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân, vì dân,khác hẳn và đối lập với những chính quyền cũ của giai cấp phong kiến, tư sản ở nước Nga cũng như các nước khác ở châu Âu.
(Lenin tại điện Smonui, 25/12/1917)
2. Bảo vệ chính quyền Xô viết
- Cuối năm 1918 quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết.
- Để chống thù trong giặc ngoài đầu 1919 chính quyền Xô viết đã thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến”.
- Nội dung của chính sách:
- Nhà nước kiểm soát toàn bộ nên công nghiệp: quốc hữu hóa đại công nghiệp và công nghiệp vừa và nhỏ nhằm tích lũy hàng tiêu dùng tiếp tế cho quân đội.
- Trưng thu lượng thực thừa của nông dân. Nhà nước độc quyền lúa mì. Năm 1920 chế độ này được áp dụng với cả khoai tây, rau đậu và nhiều nông phẩm khác.
- Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.
- Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đến cuối năm 1920 Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.
1.3. Ý nghĩa lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga
1. Với nước Nga
- Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
- Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Với thế giới
- Làm thay đổi cục diện thế giới.
- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
2. Luyện tập và củng cố
Qua bài này các em cần nắm được tình hình nước Nga trước cách mạng. Diễn biến của cuộc cách mạng. kết quả, ý nghĩa, tính chất của cuộc cách mạng. Qúa trình xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết như thế nào?
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Việc phe Hiệp ước không hưởng ứng lời kêu gọi hòa bình của Chính phủ Xô viết đã dẫn đến hệ quả gì?
- A. Chính phủ Xô viết phải ký riêng với Đức hòa ước Bret litốp.
- B. Đức phải lien minh với Nhật.
- C. Chính phủ Xô viết phải đứng về phe Liên minh.
- D. Nga tuyên bố trung lập.
-
- A. Nga hoàng Ni-cô-lai I.
- B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.
- C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.
- D. Nga hoàng đại đế.
-
Câu 3:
Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng:
- A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
- B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.
- C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
- D. Bị các nước đế quốc thôn tính.
Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 5 trang 42 SBT Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập 4 trang 42 SBT Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập 3 trang 41 SBT Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập 1 trang 52 SGK Lịch sử 11
Bài tập 1 trang 39 SBT Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập Thảo luận 2 trang 52 SGK Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập Thảo luận 1 trang 52 SGK Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập Thảo luận trang 51 SGK Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập Thảo luận 2 trang 50 SGK Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập Thảo luận 1 trang 50 SGK Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập Thảo luận trang 49 SGK Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập 2 trang 52 SGK Lịch sử 11
3. Hỏi đáp Bài 9 Lịch sử 11
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!