Bài tập SGK Lịch Sử 6 Bài 7: Ôn tập.
-
Bài tập 1 trang 21 SGK Lịch sử 6
Những dấu vết của Người tối cổ (Người vượn) được phát hiện ở đâu?
-
Bài tập 2 trang 21 SGK Lịch sử 6
Những điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ thời nguyên thủy:
- Về con người
- Về công cụ sản xuất
- Về tổ chức xã hội
-
Bài tập 3 trang 21 SGK Lịch sử 6
Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào?
-
Bài tập 4 trang 21 SGK Lịch sử 6
Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại.
-
Bài tập 5 trang 21 SGK Lịch sử 6
Các loại nhà nước thời cổ đại.
-
Bài tập 6 trang 21 SGK Lịch sử 6
Những thành tựu văn hóa của thời cổ đại:
- Về chữ viết, chữ số
- Về các khoa học
- Về các công trình nghệ thuật
-
Bài tập 7 trang 21 SGK Lịch sử 6
Thử đánh giá các thành tựu văn hóa lớn của thời cổ đại.
-
Bài tập 1.1 trang 18 SBT Lịch Sử 6
Về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ khác với Người tinh khôn ở những điểm như:
A. Cơ thể Người tối cổ còn mọc nhiều lông, dáng đi thẳng, cằm nhô về phía trước, trán bợt ra sau, thể tích sọ não nhỏ hơn.
B. Ở Người tối cổ, trên cơ thể còn mọc nhiều lông, dáng đi hơi còng, cằm nhô về phía trước, trán bợt về phía sau, thể tích sọ não nhỏ hơn.
C. Cơ thể Người tối cổ còn nhiều lông, dáng đi lom khom, mặt phẳng, trán bợt ra sau, thể tích sọ não nhỏ hơn.
D. Cơ thể Người tối cổ còn nhiều lông, dáng đi lom khom, cằm nhô về phía trước, trán bợt ra sau, thể tích sọ não gần bằng Người tinh khôn.
-
Bài tập 1.2 trang 19 SBT Lịch Sử 6
Đời sống vật chất của Người tối cổ khác so Người tinh khôn là :
A. Người tối cổ đã biết làm ra lửa nhưng chưa biết ghè đẽo đá làm công cụ, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi, chưa biết làm đồ gốm và dệt vải
B. Người tối cổ đã biết làm ra lửa, ghè đẽo đá để làm công cụ, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi, chưa biết làm đồ gốm và dệt vải.
C. Người tối cổ đã biết làm ra lửa, biết ghè đẽo và mài đá làm công cụ, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi, chưa biết làm đồ gốm và dệt vải.
D. Người tối cổ mới biết dùng lửa, ghè đẽo đá làm công cụ, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi, biết dệt vải và làm đồ gốm.
-
Bài tập 1.3 trang 19 SBT Lịch Sử 6
Nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại là :
A. nông nghiệp trồng lúa ở phương Đông và thủ công nghiệp, thương nghiệp ở phương Tây.
B. nông nghiệp trồng lúa kết hợp chăn nuôi ở phương Đông và thủ công nghiệp kết hợp thương nghiệp ở phương Tây.
C. nông nghiệp tưới tiêu kết hợp chăn nuôi ở phương Đông và thủ công nghiệp, thương nghiệp kết hợp nông nghiệp ở phương Tây.
D. nông nghiệp ở phương Đông và thủ công nghiệp, thương nghiệp ở phương Tây.
-
Bài tập 1.4 trang 19 SBT Lịch Sử 6
Bộ phận dân cư đông đảo nhất và có vai trò lớn nhất trong sản xuất ở các quốc gia cổ đại là
A. nông dân công xã ở phương Đông, nô lệ và bình dân ở phương Tây.
B. nông dân công xã và thợ thủ công ở phương Đông, thợ thủ công và thương nhân ở phương Tây.
C. nông dân công xã ở phương Đông và nô lệ ở phương Tây.
D. nông dân công xã và thợ thủ công ở phương Đông, thợ thủ công, thương nhân và bình dân ở phương Tây.
-
Bài tập 1.5 trang 20 SBT Lịch Sử 6
Thể chế chính trị điển hình ở các quốc gia cổ đại là
A. quân chủ chuyên chế cổ đại ở phương Đông và dân chủ cộng hoà ở phương Tây.
B. quân chủ chuyên chế ở phương Đông và dân chủ chủ nô ở phương Tây.
C. chuyên chế tập quyền ở phương Đông và cộng hoà ở phương Tây.
D. chuyên chế ở phương Đông và đế chế ở phương Tây.