Mục tiêu của Bài 6: Thực hành Tranzito nhằm giúp các em nhận dạng được các loại tranzito PNP, NPN cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn; đo được điện trở thuận, ngược giữa các chân của tranzito để phân biệt loại tranzito PNP, NPN, phân biệt loại tốt, xấu và xác định được điện cực B của tranzito;... Mời các em cùng theo nội dung bài thực hành dưới đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. CHUẨN BỊ
1.1.1. Dụng cụ, vật liệu (cho 1 nhóm học sinh)
- Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc
- Tranzito các loại: PNP, NPN công suất lớn, công suất nhỏ (tốt, xấu) của Nhật bản: 8 chiếc
1.1.2. Những kiến thức có liên quan
a. Kiến thức đã học
-
Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC - Công nghệ 12
- Cấu tạo: Là linh kiện bán dẫn có 3 lớp bán dẫn tạo thành 2 lớp tiếp giáp P - N, 3 cực E, B, C
- Phân loại: Căn cứ cấu tạo có 2 loại PNP và NPN
- Ôn lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng trong Bài 4: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện - Công nghệ 9
b. Cách đặt tên và kí hiệu tranzito của Nhật bản: 2SAxxxx; 2SBxxxx; 2SCxxxx; 2SDxxxx
-
Số 2 cho biết tranzito có 2 lớp tiếp giáp P - N
-
S là chất bán dẫn (semi conductor)
-
A là Tranzito cao tần PNP, làm việc ở tần số cao
-
B là Tranzito âm tần PNP, làm việc ở tần số thấp
-
C là Tranzito cao tần NPN, làm việc ở tần số cao
-
D là Tranzito âm tần NPN, làm việc ở tần số thấp
c. Cách đo để tìm ra chân cực bazơ và phân biệt được hai loại tranzito PNP và NPN
- Tranzito PNP
Hình 1. Cách đo kiểm tra Tranzito PNP
Khi que đỏ đặt vào cực nào mà que đen đặt vào hai cực còn lại , thấy điện trở đều nhỏ; đó chính là cực B của tranzito PNP.
- Tranzito NPN
Hình 2. Cách đo kiểm tra Tranzito NPN
Khi que đen đặt vào cực nào mà que đỏ đặt vào hai cực còn lại , thấy điện trở đều nhỏ; đó chính là cực B của tranzito NPN.
1.2. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HÀNH
- Bước 1. Quan sát, nhận biết các loại linh kiện
- Đọc kí hiệu ghi trên tranzito Nhật Bản để xác định :
- Tranzito cao tần loại PNP : có kí hiệu A
- Tranzito âm tần loại PNP : có kí hiệu B
- Tranzito cao tần loại NPN : có kí hiệu C
- Tranzito âm tần loại NPN : có kí hiệu D
- Đọc kí hiệu ghi trên tranzito Nhật Bản để xác định :
- Bước 2. Chuẩn bị đồng hồ đo
- Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở \(\times 100 \Omega\). Kiểm tra chỉnh lại kim đồng hồ cho đúng vị trí \(\times 0\Omega\) khi chập hai đầu que đo lại.
- Bước 3. Đo được điện trở thuận , ngược giữa các chân của tranzito
- Xác định cực B của tranzito PNP:
- Khi que đỏ ở cực nào mà que đen đặt vào hai cực còn lại thấy điện trở đều nhỏ: Đó là cực B
- Đo trị số điện trở B - E loại 2SA:
- Khi que đỏ ở B
- Khi que đen ở B
- Đo điện trở B – C loại 2SA:
- Khi que đỏ ở B
- Khi que đen ở B
- Đo trị số điện trở B - E loại 2SB: Tương tự
- Đo điện trở B – C loại 2SB: Tương tự
- Ghi các số liệu đo được vào bản báo cáo
- Xác định cực B của tranzito NPN:
- Khi que đen ở cực nào mà que đỏ đặt vào hai cực còn lại thấy điện trở đều nhỏ: Đó là cực B.
- Đo trị số điện trở B – E và B – C với các yêu cầu tương tự cho tranzito 2SC và 2SD.
- Xác định cực B của tranzito PNP:
2. Luyện tập Bài 6 Công Nghệ 12
Sau khi học xong Bài 6: Thực hành: Tranzito, hi vọng các em sẽ biết nhận dạng được các loại tranzito PNP, NPN cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn; đo được điện trở thuận, ngược giữa các chân của tranzito để phân biệt loại tranzito PNP, NPN, phân biệt loại tốt, xấu và xác định được điện cực B của tranzito;...
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Một lớp tiếp giáp P – N, có hai cực là: anôt (A) và catôt (K).
- B. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: anôt (A), catôt (K) và điều khiển (G)
- C. Hai lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E)
- D. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E)
-
- A. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
- B. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
- C. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
- D. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3. Hỏi đáp Bài 6 Chương 1 Công Nghệ 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!