Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 9 Bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Cho 1,08 gam kim loại Z vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 6,84 gam một muối khan duy nhất. Vậy kim loại Z là:
- A.Niken
- B.Canxi
- C.Nhôm
- D.Sắt
-
Câu 2:
Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:
-X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.
-Z và T không phản ứng với dung dịch HCl.
-Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.
-T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z.
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần)
- A.Y, T, Z, X
- B.T, X, Y, Z
- C.Y, X, T, Z
- D.X, Y, Z, T
-
Câu 3:
Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn gồm: ZnSO4, Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng:
- A.Quì tím
- B.dd NaOH
- C.dd Ba(OH) 2
- D.dd BaCl 2
-
Câu 4:
Để phân biệt các dung dịch đựng các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hóa học, có thể dùng:
- A.dd NaOH
- B.dd NH 3
- C.dd Na 2CO 3
- D.Quì tím
-
Câu 5:
Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng:
- A.dd HCl
- B.Nước Brom
- C.dd Ca(OH) 2
- D.dd H 2SO 4
-
Câu 6:
Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu sau đây:
- A.NaOH, Na 2CO 3, AgNO 3
- B.Na 2CO 3, Na 2SO 4, KNO 3
- C.KOH, AgNO3, NaCl
- D.NaOH, Na2CO3, NaCl
-
Câu 7:
Các Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng ?
1.CaCl2+Na2CO3
2.CaCO3+NaCl
3.NaOH+HCl
4.NaOH+KCl
- A.1 và 2
- B.2 và 3
- C.3 và 4
- D.2 và 4
-
Câu 8:
Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:
- A.Làm quỳ tím hoá xanh
- B.Làm quỳ tím hoá đỏ
- C.Phản ứng được với magiê giải phóng khí hidrô
- D.Không làm đổi màu quỳ tím
-
Câu 9:
Cho các kim loại được ghi bằng các chữ cái: A, B, C, D tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi trong bảng dưới đây:
Kim loại
Tác dụng của dung dịch HCl
A
Giải phóng hidro chậm
B
Giải phóng hidro nhanh, dung dịch nóng dần
C
Không có hiện tượng gì xảy ra
D
Giải phóng hidro rất nhanh, dung dịch nóng lên
Theo em nếu sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần, thì cách sắp xếp nào đúng trong các cách sắp xếp sau:
- A.D, B, A, C
- B.C, B, A, D
- C.A, B, C, D
- D.B, A, D, C
-
Câu 10:
Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có khí bay lên. Thành phần chất rắn D là:
- A.Al, Fe, Cu
- B.Fe, Cu, Ag
- C.Al, Cu, Ag
- D.Kết quả khác