Bài 56: Thực hành - Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện

Sơ đồ nguyên lý là loại sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ về điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt cách sắp xếp các phần tử của mạch điện. Nó được dùng trong nghiên cứu nguyên lý hoạt động của mạch điện và các thiết bị điện. Để hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lý của một mạch điện đơn giản trong nhà, chúng ta hãy cùng nghiên cứu nội dung bài thực hành dưới đây: Bài 56: Thực hành - Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện

Tóm tắt lý thuyết

I. CHUẨN BỊ 

  • Giấy khổ A4 

  • Bút chì thước kẻ, tẩy 

II. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH

1. Phân tích mạch điện

  • Quan sát các sơ đồ mạch điện dưới đây và cho biết :

    • Các phần tử có trong mạch điện

    • Hãy điền các kí hiệu dây pha, dây trung tính, thiết bị điện… vào sơ đồ

    • Tìm chỗ sai của mạch điện

Hình a

  • Mạch điện gồm:

    • 2 đèn sợi đốt, 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 công tắc 2 cực, nguồn điện (2 pin)

  • Chỗ sai của mạch điện:

    • Công tắc mở mà đèn sáng

    • A và V mắc sai. Vì vậy phải đổi chỗ cho nhau

    • Thiếu kí hiệu mối nối ở hai đầu vôn kế

Hình b

  • Mạch điện gồm: 2 đèn sợi đốt, 1 công tắc 2 cực, nguồn điện ( 1 pin)

Hình c

  • Mạch điện gồm:

    • 1 đèn sợi đốt, 1 công tắc 2 cực, 1 vôn kế, nguồn điện( 2 pin)

  • Chỗ sai của mạch điện:

    • Thiếu kí hiệu mối nối ở hai đầu vôn kế.

Hình d

  • Mạch điện gồm: 2 cầu chì, 2 đèn sợi đốt, 2 công tắc 2 cực, 1 vôn kế, nguồn điện xoay chiều.

  • Điền kí hiệu dây pha, dây trung tính: A,O

  • Chỗ sai của mạch điện:

    • Dây dẫn chưa nối với ổ cắm

2. Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện

  • Bước 1: Phân tích các phần tử của mạch điện.

    • Mạch điện có bao nhiêu phần tử ?

    • Kí hiệu của những phần tử đó như thế nào ?

  • Bước 2 : Phân tích mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện.

    • Các phần tử đó được nối với nhau như thế nào ?

    • Chú ý vị trí của các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ, lấy điện và các đồ dùng điện.

  • Bước 3 : Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện

  • Chú ỷ :

    • Mạch nguồn thường được vẽ nằm ngang.

    • Vị trí của các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ, lấy điện và đồ dùng điện.

    • Vẽ đúng các kí hiệu điện.

    • Công tắc vẽ ở trạng thái cắt mạch.

a. Hình a

  • Bước 1: Phân tích mạch điện

    • Mạch điện gồm: 3 đèn sợi đốt, nguồn điện xoay chiều 220v

  • Bước 2: Phân tích mối liên hệ điện

    • 3 đèn mắc song song và nối tiếp với nguồn

  • Bước 3: Vẽ sơ đồ nguyên lí

b. Hình b

  • Bước 1: Phân tích mạch điện

    • Mạch điện gồm: 2 đèn,1 công tắc, ampe kế, nguồn điện (2 pin)

  • Bước 2: Phân tích mối liên hệ điện

    • 2 đèn mắc nối tiếp

    • Đèn mắc nối tiếp công tắc

    • Ampe kế mắc nối tiếp với mạch điện

  • Bước 3: vẽ sơ đồ nguyên lí

 

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Thực hành - Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lý.

  • Vẽ được sơ đồ nguyên lý của 1 số mạch điện đơn giản trong nhà.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 56 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 56 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Bài 55: Sơ đồ điện

>> Bài sau: Bài 57: Thực hành - Vẽ sơ đồ lắp mạch điện

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?