Bài 53: Xác định kế hoạch kinh doanh

Để tìm hiểu, căn cứ lập kế hoạch kinh doanh thì trước tiên chúng ta phải hiểu kế hoạch kinh doanh là gì? Mục tiêu của giáo án Bài 53: Xác định kế hoạch kinh doanh sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt công việc trên,  biết được nội dung và phương pháp xác định kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ. Mời các em cùng theo dõi bài học !

Tóm tắt lý thuyết

I. Căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp:

1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh:

  • Là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kì nhất định.

2. Các căn cứ để lập kế hoạch:

  • Dựa vào nhu cầu của thị trường, thể hiện ở hợp đồng hay đơn đặt hàng.

  • Dựa vảo sự phát triển của kinh tế xã hội: Phát triển sản xuất hàng hoá, thu nhập của dân cư.

  • Dựa vào pháp luật hiện hành: Chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước.

  • Dựa vào khả năng của doanh nghiệp: nguồn vốn, trình độ, công nghệ, lao động, trang thiết bị, nhà xưởng.

II. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp:

1. Nội dung kế hoạch

  • 5 nội dung chính của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là:

    • Kế hoạch bán hàng

    • Kế hoạch mua hàng

    • Kế hoạch tài chính

    • Kế hoạch lao động

    • Kế hoạch sản xuất

2. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

a. Kế hoạch bán hàng: 

  • Bán cái gì? Khi nào bán? Bán bằng cách nào?

Kế hoạch bán hàng = Mức bán hàng thực tế trong thời gian qua +(-) Các yếu tố tăng (giảm)

  • Cơ sở xác định: Tổng hợp nhu cầu thị trường.  Dự đoán nhu cầu thị trường.

  • Ví dụ 1: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Hữu Hoàng năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

    • Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 (triệu đồng)

  • Ví dụ 2: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Phúc Khang năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

    • Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 (triệu đồng)

b. Kế hoạch mua hàng: 

  • Cần mua hàng gì? Khi nào mua? Mua bằng cách nào?...

Kế hoạch mua hàng = Mức bán kế hoạch +(-) Nhu cầu dự trữ hàng hoá

  • Cơ sở xác định: sự phù hợp cả về số lượng, mặt hàng, thời gian… với kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.

  • Ví dụ: Cửa hàng bác An bán mỗi ngày 10 két bia, để dự trữ 2 két. Hãy xác định kế hoạch mua bia của cửa hàng trong ngày?

    • Trả lời: Kế hoạch mua bia trong ngày của cửa hàng là 12 (két bia)

c. Kế hoạch sản xuất:

  • Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào..

Kế hoạch sản xuất = Năng lực sản xuất 1 tháng x số tháng

  • Cơ sở xác định:  căn cứ vào năng lực sản xuất và  nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định (quý,năm….)

  • Ví dụ: Một doanh nghiệp X có năng lực sản xuất 10.000 sản phẩm/ tháng. Nhu cầu thị trường đang cần sản phẩm đó của doanh nghiệp. Xác định kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp?

    • Trả lời: Kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp X là:                                          

10.000 sản phẩm / tháng x12 tháng =120.000 (sản phẩm)

d. Kế hoạch lao động: 

  • Cần bao nhiêu lao động, tay nghề và trình độ như thế nào? bộ phận nào cần? khi nào cần? Bố trí ra sao?.

Kế hoạch lao động cần sử dụng = Doanh số bán hàng (dịch vụ) / Định mức lao động của một người

  • Kế hoạch lao động của doanh nghiệp thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với kế hoạch lao động.

  • Ví dụ: Danh số bán hàng của doanh nghiệp Y là 12.000 sản phẩm / tháng. Định mức lao động của một người mỗi tháng là 300 sản phẩm. Xác định kế hoạch lao động cần sử dụng của doang nghiệp X?

    • Trả lời: Kế hoạch lao động cần sử dụng của doanh nghiệp Y là 12.000 : 300 = 40 (người)

e. Kế hoạch tài chính: 

  • Huy động bằng cách nào? phục vụ vào mục đích gì? Khi nào cần?....

  • Sản phẩm của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở năng lực sản xuất và căn cứ vào nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm…).

Kế hoạch vốn của doanh nghiệp = Vốn hàng hoá+ Tiền công+ Tiền thuế

  • Cơ sở xác định: căn cứ vào nhu cầu mua hàng hoá, tiền trả công lao động, tiền nộp thuế. 

  • Ví dụ: Danh nghiệp Z dự kiến sử dụng 100 triệu đồng cho việc mua nguyên liệu sản xuất giày dép,100 triệu đồng  trả lương cho công nhân tháng đầu tiên, 10 triệu đồng tiền thuế / năm (nộp thuế một lần). Xác định kế hoạch vốn của doanh nghiệp?  

    • Trả lời: Kế hoạch vốn của doanh nghiệp Z là: 210 (triệu đồng)

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Hãy nêu những căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Hướng dẫn giải

  • Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng kế hoạch kinh doanh trên các phương diện cơ bản sau:

    • Nhu cầu thị trường

    • Tình hình phát triển kinh tế xã hội

    • Pháp luật hiện hành

    • Khả năng của doanh nghiệp

  • Căn cứ nhu cầu thị trường là quan trọng nhất. Bởi nếu khách hàng không có nhu cầu thì doanh nghiệp không thể kinh doanh được.

Bài 2

Trình bày nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Hướng dẫn giải

  • Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng kế hoạch kinh doanh trên các phương diện cơ bản sau: kế hoạch bán hàng, kế hoạch mua hàng, kế hoạch tài chính, kế hoạch lao động, kế hoạch sản xuất.

  • Việc lập kế hoạch bằng văn bản (trên cơ sở các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh) đó chính là sự lựa chọn những phương án hành động trong tương lai cho từng bộ phận và toàn bộ doanh nghiệp.

  • Việc lập kế hoạch là quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào và ai làm cái đó cụ thể như:

    • Kế hoạch bán hàng: bán cái gì, khi nào bán và bán bằng cách nào (bán lẻ, bán buôn...)

    • Kế hoạch mua hàng: cần mua hàng gì? Khi nào mua? Ai mua? Mua bằng cách nào.

    • Kế hoạch tài chính: làm thế nào để huy động được nguồn tài chính, phục vụ vào mục đích gì, ai thực hiện, khi nào cần, thực hiện bằng cách nào.

    • Kế hoạch lao động: Cần bao nhiêu lao động, tay nghề và trình độ như thế nào, bộ phận nào cần, khi nào cần, bố trí lao động trong doanh nghiệp ra sao.

    • Kế hoạch sản xuất: sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào.

Bài 3

Nêu phương pháp xác định kế hoạch bán và mua hàng hóa của doanh nghiệp.

Hướng dẫn giải

  • Kế hoạch bán hàng được xác đinh trên cơ sở tổng hợp nhu cầu thi trường thông qua các đơn đặt hàng (hoặc hợp đồng mua hàng) của khách hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp bán lẻ trên thi trường thì kế hoạch bán hàng được xác đinh trên cơ sở dự đoán nhu cầu của thi trường.

  • Kế hoạch mua hàng được xác đinh phù hợp cả về số lượng, mặt hàng, thời gian... với kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.

  • Kế hoạch vốn doanh nghiệp được xác đinh căn cứ vào nhu cầu mua hàng hóa, tiền trả công lao động, tiền nộp thuế.

  • Kế hoạch lao động của doanh nghiệp thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với kế hoạch.

  • Kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được xác đinh trên cơ sở năng lực sản xuất và căn cứ vào nhu cầu thi trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất đinh (quý, năm...)

Bài 4

Nêu các cách xác định kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Hướng dẫn giải

  • Xác định kế hoạch bán hàng

  • Kế hoạch mua hàng

  • Kế hoạch vốn kinh doanh

  • Kế hoạch lao động cần sử dụng

  • Kế hoạch sản xuất.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Xác định kế hoạch kinh doanh, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Biết được nội dung và phương pháp xác định kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 10 Bài 53 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 53 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Bài 52: Thực hành lựa chọn cơ hội kinh doanh

>> Bài sau: Bài 54: Thành lập doanh nghiệp

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?