Bài tập trắc nghiệm Sinh Học 8 Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Sự hình thành các phản xạ có điều kiện có thể mang lại kết quả nào sau đây?
- A.Giúp con người thích nghi với môi trường sống mới
- B.Giúp hình thành nếp sống văn hóa
- C.Giúp trẻ phân biệt được người quen với người lạ
- D.Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 2:
Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình nào dưới đây?
- A.Cụ thể hóa và trừu tượng hóa các sự vật
- B.Cụ thể hóa và khái quát hóa các sự vật
- C.Khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật
- D.Cụ thể hóa và phân tích các sự vật, hiện tượng
-
Câu 3:
Ở người, học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hóa chính là
- A.kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện.
- B.kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ không điều kiện.
- C.kết quả của quá trình hình thành phản xạ có điều kiện.
- D.kết quả của quá trình ức chế các phản xạ không điều kiện.
-
Câu 4:
Điều nào dưới đây là không đúng?
- A.Phản xạ có điều kiện có thể hình thành ở trẻ em từ rất sớm.
- B.Trẻ càng lớn, số lượng phản xạ có điều kiện xuất hiện càng nhiều.
- C.Phản xạ không điều kiện khi nào lớn lên mới được hình thành.
- D.Bên cạnh việc thành lập các phản xạ mới cũng xảy ra quá trình ức chế phản xạ.
-
Câu 5:
Cùng là tín hiệu của sự vật nhưng thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2 là
- A.Thính giác và tiếng nói.
- B.Tiếng nói và chữ viết.
- C.Ngôn ngữ.
- D.Nghe, nói, đọc, viết.
-
Câu 6:
Ví dụ nào dưới đây có sự tham gia của hệ thống tin hiệu thứ 2?
- A.Thí nghiệm của Paplop.
- B.Tiết nước bọt khi nghe đến chữ “chanh”.
- C. Tiết nước bọt khi ăn chanh.
- D.Chạy nhanh bị toát mồ hôi.
-
Câu 7:
Nhờ có tiếng nói và chữ viết mà con người có thể
- A.trao đổi kinh nghiệm với nhau.
- B.giao lưu với các dân tộc trên thế giới.
- C.học tập và rèn luyện dễ dàng hơn.
- D.Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 8:
Phương án nào dưới đây không thuộc vai trò của chữ viết và tiếng nói?
- A.Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người trao đổi kinh nghiệm với nhau.
- B.Tiếng nói và chữ viết giúp các dân tộc trên thế giới giao lưu học hỏi lẫn nhau.
- C.Tiếng nói và chữ viết cùng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.
- D.Tiếng nói và chữ viết là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi con người.
-
Câu 9:
Điền từ còn thiếu: “Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình … quan hệ mật thiết với nhau.”
- A.Thuận nghịch
- B.Song song
- C.Đối lập
- D.Khác nhau
-
Câu 10:
Đâu là ví dụ chứng minh phản xạ có điều kiện đã được hình thành từ khi còn nhỏ?
- A.Nghe tiếng hát ru sẽ ngủ
- B.Nhận ra mẹ từ mùi sữa mẹ
- C.Dần phân biệt được người lạ với người quen
- D.Cả 3 đáp án trên