Bài tập SGK Sinh Học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.
-
Bài tập 1 trang 165 SGK Sinh học 7
Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm và Ăn thịt.
-
Bài tập 2 trang 165 SGK Sinh học 7
Trình bày đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất.
-
Bài tập 3 trang 165 SGK Sinh học 7
Nêu tập tính bắt mồi của những đại diện của ba bộ thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm, Ăn thịt.
-
Bài tập 5 trang 112 SBT Sinh học 7
Bộ Gặm nhấm răng lớn nhất là
A. răng nanh.
B. răng hàm.
C. răng cửa.
D. răng hàm và răng cửa.
-
Bài tập 9 trang 113 SBT Sinh học 7
Bộ răng của thỏ thích nghi với sự gặm nhấm là
A. răng cửa rất lớn, sắc, chìa ra ngoài.
B. giữa răng cửa và răng hàm có khoảng trống, răng thường xuyên mọc dài.
C. răng hàm có bề mặt rộng, mặt răng có lớp men ngang, thấp.
D. cả A, B và C.
-
Bài tập 11 trang 113 SBT Sinh học 7
Trong hệ tiêu hoá của thỏ, đặc điểm không có trong hệ tiêu hoá ở động vật ăn thịt là
A. có đủ các loại răng.
B. manh tràng rất phát triển
C. dạ dày rất phát triển.
D. ruột già.
-
Bài tập 14 trang 114 SBT Sinh học 7
Bộ Ăn sâu bọ có đặc điểm răng thích nghi với ăn sâu bọ là
A. có đầy đủ các loại răng cửa, răng hàm, răng nanh.
B. răng cửa rất phát triển và răng hàm có diện tích lớn.
C. răng cửa bản to và răng nanh rất nhọn.
D. gồm toàn răng nhọn, hàm cũng có 3, 4 mấu lồi.
-
Bài tập 15 trang 114 SBT Sinh học 7
Bộ Ăn thịt có đặc điểm răng thích nghi với chế độ ăn thịt là
A. có đầy đủ các loại răng cửa, răng hàm, răng nanh.
B. răng cửa rất phát triển và răng hàm có diện tích lớn.
C. răng cửa ngắn, sắc, răng nanh lớn dài nhọn, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc.
D. răng cửa ngắn, sắc, răng nanh nhỏ dài nhọn, răng hàm có diộn tích rộng.