Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng

Thực tế ta gặp những vật nhỏ bé mắt thường không nhìn thấy được, muốn quan sát chúng ta phải dùng loại kính có độ phóng đại lớn hơn. Hai loại kính thường dùnh là kính lúp và kính hiển vi. Chúng có cấu tạo và cách sử dụng như thế nào, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kính lúp và cách sử dụng

1.1.1. Cấu tạo

Cấu tạo của kính lúp

Hình 1: Cấu tạo của kính lúp

Cấu tạo của kính lúp gồm:

  • Tấm kính trong, dày, hai mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc nhựa)

  • Tay cầm bằng kim loại (hoặc nhựa)

1.1.2. Công dụng

  • Dùng để quan sát những vật nhỏ bé.
  • Có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 - 20 lần.

Công dụng của kính lúp

Hình 2: Công dụng của kính lúp

1.1.3. Cách sử dụng

  • Bước 1: Tay trái cầm kính.

  • Bước 2: Để mặt kính sát mẫu vật, mắt nhìn vào mặt kính.

  • Bước 3: Di chuyển kính cho đến khi nhìn rõ vật.

Cách sử dụng kính lúp

Hình 3: Cách sử dụng kính lúp

1.2. Kính hiển vi và cách sử dụng

1.2.1. Cấu tạo

Cấu tạo của kính hiển vi

Hình 4: Cấu tạo của kính hiển vi

  • Một kính hiển vi gồm 3 phần chính:

    • Chân kính.

    • Thân kính gồm:

      • Ống kính: gồm thị kính, đĩa quay và vật kính.

      • Ốc điều chỉnh: gồm ốc to và ốc nhỏ.

    • Bàn kính.

    • Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào mẫu vật

  • Ống kính là quan trọng nhất vì nó giúp nhìn rõ vật.

1.2.2. Công dụng

  • Kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được. 
  • Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật mẫu từ 40 – 3000 lần.

  • Kính hiển vi điện tử có thể phóng to ảnh từ 10.000 – 40.000 lần.

1.2.3. Cách sử dụng

Bước 1: Điều chỉnh ánh sáng.

Bước 2: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp giữ (không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương).

Bước 3: Mắt nhìn vào vật kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính sát tiêu bản.

Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.

Bước 5: Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn rõ vật nhất.

2. Luyện tập Bài 5 Sinh học 6 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 19 SGK Sinh học 6

Bài tập 2 trang 19 SGK Sinh học 6

Bài tập 1 trang 12 SBT Sinh học 6

Bài tập 1 trang 14 SBT Sinh học 6

Bài tập 1-TN trang 14 SBT Sinh học 6

Bài tập 2 trang 15 SBT Sinh học 6

Bài tập 3 trang 15 SBT Sinh học 6

Bài tập 4 trang 15 SBT Sinh học 6

3. Hỏi đáp Bài 5 Chương 1 Sinh học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?