Bài 5: Các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 5: Các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia sau đây để tìm hiểu về tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, công cụ hạn mức tín dụng,...

Tóm tắt lý thuyết

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12, các công cụ của chính sách tiền tệ của nước ta bao gồm:

Thứ nhất: Tái cấp vốn

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp một khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:

  • Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
  • Chiết khấu giấy tờ có giá;
  • Các hình thức tái cấp vốn khác.

Thứ hai: Lãi suất

  • Ngân hàng Nhà nưđc công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chông cho vay nặng lãi.
  • Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.

Thứ ba: Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước, về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông.

Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đối coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.

Ở Việt Nam Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.

Thứ tư: Dự trữ bắt buộc

  • Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
  • Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
  • Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.

Thứ năm: Nghiệp vụ thị trường mở

  • Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động Ngân hàng nhà nước mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ đối với các tổ chức tín dụng nhằm điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khôi lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khôi lượng tiền tệ.
  • Ngân hàng Nhà nước quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Thứ sáu: Công cụ hạn mức tín dụng

Là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Nhà Nước để khống chế mức tăng khôi lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Nhà Nước buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?