Trong bài học này các em sẽ được tìm hiểu về những ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật từ đó các em sẽ giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật
Bảng 42.1: Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây
Những đặc điểm của cây | Khi cây sống nơi quang đãng | Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà | ||
Đặc điểm hình thái - Lá - Thân | + Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt + Thân cây thấp, số cành cây nhiều | + Phiến lá lớn, hẹp, màu xanh thâm + Chiều cao của cây bị hạn chế bởi chiều cao của tán cây phía trên, của trần nhà. | ||
Đặc điểm sinh lí: - Quang hợp - Thoát hơi nước | + Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh. + Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt: thoát hơi nước tăng trong điều kiện có ánh sáng mạnh, thoát hơi nước giảm khi cây thiếu nước. | + Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh. + Cây điều tiết thoát hơi nước kém: thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, khi thiếu nước cây dễ bị héo. |
- Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước) của thực vật.
Sự thay đổi màu sắc lá ở điều kiện ánh sáng khác nhau
- Nhu cầu về ánh sáng của các loài không giống nhau:
- Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng.
- Nhóm cây ưa bóng: gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác.
Cây ổi (ưa sáng)
Cây ớt (ưa sáng)
Hoa phong lan (ưa bóng)
Cây kim tiền (ưa bóng)
1.2. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
-
Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
-
Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
-
Giúp động vật điều hoà thân nhiệt.
-
Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật.
-
-
Động vật thích nghi điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành 2 nhóm động vật:
-
Nhóm động vật ưa sáng: gồm động vật hoạt động ban ngày.
-
Nhóm động vật ưa tối: gồm động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, đất hay đáy biển.
-
2. Luyện tập Bài 42 Sinh học 9
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được sự ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây.
- Trình bày được ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 42 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường
- B. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết
- C. Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường
- D. Không thể sống được
-
- A. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật
- B. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp
- C. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ
- D. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 42 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 124 SGK Sinh học 9
Bài tập 2 trang 124 SGK Sinh học 9
Bài tập 3 trang 125 SGK Sinh học 9
Bài tập 4 trang 125 SGK Sinh học 9
Bài tập 7 trang 75 SBT Sinh học 9
Bài tập 12 trang 76 SBT Sinh học 9
Bài tập 8 trang 78 SBT Sinh học 9
Bài tập 9 trang 78 SBT Sinh học 9
Bài tập 44 trang 83 SBT Sinh học 9
3. Hỏi đáp Bài 42 Chương 1 Sinh học 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!