Bài tập trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về diễn thế sinh thái?
- A.Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau
- B.Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào
- C.Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định
- D.Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh
-
Câu 2:
Diễn thế nguyên sinh
- A.Khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định
- B.Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật
- C.Thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái
- D.Xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng,... của con người
-
Câu 3:
Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là
- A.Sinh khối ngày càng giảm
- B.Độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp
- C.Tính ổn định của quần xã ngày càng giảm
- D.Độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản
-
Câu 4:
Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
- A.(1) và (2)
- B.(3) và (4)
- C.(1) và (4)
- D.(2) và (3)
-
Câu 5:
Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:
1 – bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
2 – được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
3 – quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
4 – kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.
Phương án đúng:
- A.2, 3, 4.
- B.1, 2, 4.
- C.1, 3, 4.
- D.1, 2, 3, 4.
-
Câu 6:
Xét các nhóm loài thực vật:
1 – thực vật thân tảo ưa sáng. 2 – thực vật thân thảo ưa bóng.
3 – thực vật thân gỗ ưa sáng. 3 – thực vật thân cây bụi ưa sáng.
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh của quần xã trên cạn, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài thực vật này là
- A.1, 2, 3, 4.
- B.1, 4, 3, 2.
- C.1, 2, 4, 3.
- D.3, 4, 2, 1.
-
Câu 7:
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, càng về sau thì
- A.độ đa dạng của quần xã càng cao, kích thước của mỗi quần thể càng lớn.
- B.mạng lưới dinh dưỡng càng phức tạp, các chuỗi thức ăn càng ngắn dần.
- C.số lượng chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ càng ít đi.
- D.các loài có ổ sinh thái hẹp sẽ thay thế dần các loài có ổ sinh thái rộng.
-
Câu 8:
Khi nói về diễn thế sinh thái, điều nào sau đây không đúng?
- A.Diễn thế là quá trình phát triển thay thế của quần xã sinh vật này bằng quần xã khác.
- B.Diễn thế nguyên sinh được bắt đầu từ một quần xã ổn đinh.
- C.Trong quá trình diễn thế, luôn kéo theo sự biến đổi của ngoại cảnh.
- D.Con người có thể dự đoán được chiều hướng của quá trình diễn thế.
-
Câu 9:
Khi mất loài nào đây thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất, dẫn tới hiện tượng diễn thế sinh thái?
- A.Loài ưu thế.
- B.Loài thứ yếu.
- C.Loài ngẫu nhiên.
- D.Loài đặc hữu.
-
Câu 10:
Khi nói về sự tác động qua lịa giữa quần xã và môi trường sống trong quá trình diễn thế sinh thái, hãy chọn kết luận đúng.
- A.Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế, các điều kiện tự nhiên của môi trường không bị thay đổi.
- B.Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
- C.Trong tất cả các quá trình diễn thế, nguyên nhân gây ra đều được bắt đầu từ những thay đổi của ngoại cảnh dẫn tới gây ra biến đổi quần xã.
- D.Sự biến đổi của điều kiện môi trường không phải là nguyên gây ra diễn thế sinh thái của quần xã.