Nội dung chính của bài học trình bày vài nét về Khái niệm trí thông minh, các phương pháp đo lường trí thông minh. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo Bài 4: Trí thông minh và việc đo lường trí thông minh.
Tóm tắt lý thuyết
1. Khái niệm trí thông minh
1.1 Định nghĩa trí thông minh
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trí thông minh. Xét một cách chung nhất, có thể nói có hai xu hướng cơ bản: hoặc giải thích trí thông minh quá rộng, hoặc thu hẹp khái niệm từ thông minh vào các quá trình tư duy. Trong vô số các định nghĩa về trí thông minh, có thể thấy rõ có ba loại:
- Coi trí thông minh là năng lực học tập.
- Coi trí thông minh là năng lực tư duy trừu trượng.
- Coi từ thông minh là năng lực thích ứng.
Theo kiểu định nghĩa thứ nhất, trí thông minh là thuộc tính trí tuệ của nhân cách đàm bào cho sự tương đối dễ dàng và có hiệu quả trong việc nắm tri thức.
Thực ra, năng lực học tập chỉ là một dấu hiệu của trí thông minh. Nhiều công trình thực nghiệm đã chỉ ra rằng, giữa trí thông minh và sự học tập có mối liên hệ với nhau, nhưng không đồng nhất với nhau. Thực tế cho thấy rằng, trong số những học sinh học yếu có cả những học sinh có chỉ số cao về mức độ phát triển trí tuệ.
Theo kiểu định nghĩa thứ hai - trí thông minh là năng lực phát triển tư duy trừu tượng, thì chức năng của trí thông minh là sử dụng có hiệu quả các khái niệm và tượng trưng. Quan điểm này đã thu hẹp cả khái niệm lẫn phạm vi thể hiện của trí thông minh.
Theo kiểu định nghĩa thứ ha - trí thông minh là năng lực thích ứng, thì trí thông minh là năng lực chung của nhân cách, được thể hiện trong hoạt động có mục đích, trong sự phán đoán và thông hiểu một cách đứng đắn, trong việc làm cho môi trường thích nghi với khả năng của mình (D. Wechsler).
Các cách định nghĩa trên đây không loại trừ nhau. Mỗi quan điểm đều xuất phát từ một dấu hiệu nào đó được cho là quan trọng nhất. Rõ ràng, không một định nghĩa nào trong các định nghĩa trên chứa đựng được hết bản chất của hiện tượng phức tạp như trí thông minh.
Trên cơ sở phân tích các định nghĩa trên đây, V.M. Blaykhe và L.F. Burolachuc đã đưa ra một định nghĩa hợp lí hơn cả về trí thông minh như sau:
Thông minh là một cấu trúc động tương đối độc lập của các thuộc tính nhận thức của nhân cách, được hình thành và thể hiện trong hoạt động, do những điều kiện văn hoá — lịch sử quy định và chủ yếu đảm bảo cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích hiện thực đó.
Tâm lí học hiện đại xác định trí thông minh có nhiều loại: trí thông minh lí trí (IQ), trí thông minh cảm xúc (EQ), trí thông minh sáng tạo (CỌ), trí thông minh ý chí... Như vậy, IQ là hệ số trí thông minh lí trí. Người thành đạt thường là người có sự kết hợp các loại trí thông minh.
1.2 Cấu trúc trí thông minh
Cấu trúc trí thông minh là một vấn đề phức tạp, cho đến nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất.
Theo thuyết hai nhân tố (C. Spearman khởi xướng), trong trí thông minh của con người có một nhân tố chung nào đó của cá nhân (như tính linh hoạt, sự mềm dẻo thần kinh...) có khả năng tạo ra các năng lực tâm lí đảm bảo thực hiện có hiệu quả một hoạt dộng bất kì. Song trong từng hoạt động chuyên biệt, ngoài nhân tố chung, con người phải có một năng khiếu riêng đảm bảo cho sự thành cồng của hoạt động đó.
Mặc dù thuyết này còn quá chung chung và mang tính trừu tượng, song nó đã mớ ra một hướng nghiên cứu mới về trí thông minh. Đó là phân tích các nhân tố tạo nên trí thông minh.
Theo thuyết đa nhân tố (L.L. Thurstone khởi xướng), trí thông minh của cá nhân được tạo bởi nhiều nhân tố khác nhau. Theo ông, có bảy nhân tố cơ bản (nguyên thuỷ) tạo nên trí thông minh. Đó là:
- Khả năng hiểu và vận dụng số, bao gồm các thao tác với những con số — yếu tố N (Number).
- Hiểu (lĩnh hội) được ngôn ngữ (nói và viết) - yếu tố V (Verbal Comprehension).
- Sự hoạt bát ngôn ngữ, biểu hiện qua khả năng dùng từ ngữ chính xác và linh hoạt — yếu tố w (Word Fluency).
- Khả năng về không gian, bao gồm khả năng biểu tượng về vật thể trong không gian - yếu tố s (Space).
- Trí nhớ — yếu tố M (Memory).
- Khả năng tri giác — yếu tố p (Perceptual).
- Khả nãng suy luận - yếu tố R (Reasoning).
Đây là một đóng góp lớn cho việc phân tích các nhân tố khi nghiên cứu trí thông minh. Song những người theo thuyết này đã thủ tiêu tính toàn vẹn của hoạt động nhận thức, quy trí thông minh vào cơ chế và chức năng riêng lẻ.
Theo L.s. Vygotsky, trí tuệ (thông minh) có hai mức với hai cấu trúc khác nhau: trí thông minh bậc thấp và trí thông minh bậc cao.
- Trí thông mình bậc thấp (chủ yếu ở dộng vật), có những đặc điểm sau:
Là những phán ứng mang tính trực tiếp, cụ thể, tức thời.
Các hành vi “trí tuệ” không có sự tham gia của ngôn ngữ, kí hiệu.
- Trí thông minh bậc cao (hành vi trí tuệ của con người), có những đặc điểm sau:
Hành vi trí tuệ của con người có sự xuất hiện và tham gia của ngôn ngữ.
Các công cụ tâm lí giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện các thao tác trí tuệ.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh
Có nhiều quan niệm khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của con người. Sự khác nhau giữa các trường phái tâm lí học trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí thòng minh dược thể hiện ở sự đánh giá vai trò của yếu tố sinh học (yếu tố tự nhiên), yếu tố xã hội (mồi trường xã hội) và hoạt động của cá nhân đối với sự phát triển trí thông minh.
Các nhà tâm lí học mácxit không phủ nhận yếu tố sinh học, cũng không quá đề cao yếu tố xã hội, yếu tố hoạt động tích cực của cá nhân trong sự phát triển trí thông minh, mà xét nó trong mối quan hệ tương tác ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh. Theo họ, trí thông minh không phải là cái bẩm sinh mà là cái dược hình thành và phát triển trong quá trình hoạt dộng trên cơ sở những tố chất hay những đặc điểm giải phẫu sinh lí. Yếu tố quyết định, động lực của sự hình thành và phát triển trí thông minh của cá nhân chính là tính tích cực hoạt động của cá nhân; mặc dù, hoạt động của cá nhân luôn dược diễn ra trong mối quan hệ với cái tự nhiên và cái xã hội cụ thể.
2. Các phương pháp đo lường trí thông minh
Như chúng ta đã biết, muốn đo độ dài các vật, có thể dùng thước; muốn đo trọng lượng các vật, có thể dùng cần. Còn việc cân đong, đo đếm những cái không nhìn thấy, không sờ nắn được như các hiện tượng tâm lí nói chung và trí thông minh nói riêng là một vấn đề phức tạp và cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi.
Dẫu rằng chưa có ý kiến thống nhất, song việc dùng trắc nghiệm (test) trí tuệ để do lường trí thống minh được xem là phương pháp cơ bản.
Từ cuối thế ki XIX, J.Mc. Cattell đã dưa trắc nghiệm trí tuệ vào Tâm lí học. Đến năm 1905, với trắc nghiệm Binet - Simon, thế giới bắt đầu sử dụng rộng rãi trắc nghiệm để do lường trí thông minh của trẻ. Năm 1912, khái niệm chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotient) được w. Stern đưa ra, với công thức là:
Ở đây, tuổi trí khôn được tính theo kết quả hoàn thành các tiêu nghiệm. Còn tuổi đời là tuổi khai sinh, tuổi thật.
Việc tiêu chuẩn hoá trí thông minh cũng có nhiều quan niệm. Mối quan niệm được xây dựng dựa trên một trắc nghiệm riêng. Công thức tính chỉ số thông minh (IQ) cũng được cải tiến.
D. Wechsler - nhà tâm lí học người Mĩ nổi tiếng đã dưa ra một công thức mới để đo lường trí thông minh của con người, được nhiều người thừa nhận.
(Trong dó, X là điểm trắc nghiệm của một cá nhân, X là diêm trung bình cộng của nhóm tuổi, (7 là độ lệch chuẩn của nhóm tuổi.)
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về tiêu chuẩn hoá trí thông minh, song đều có một đánh giá chung là:
Nếu một người có chỉ số thông minh vào khoảng 90 - 110 thì trình độ phát triển trí lực của người dó vào mức trung bình (bình thường). Nếu một người có chỉ số thông minh là 110 - 119 thì người đó khá thông minh. Trong nhóm bạn bè cùng lứa tuổi, khoảng 3/4 số người có trình độ trí lực không vượt quá người dó. Nếu một người có chỉ số thông minh trcn 120, chứng tỏ trí lực của người đó xuất sắc, cao hơn 90% số ban cùng lứa tuổi. Còn nếu chỉ số thông minh trcn 140 thì có thể gọi là “thiên tài”. Ngược lại, người chỉ có chỉ số thông minh 80 thì có thể được xếp vào hạng “khờ” (xoàng), nếu chi được 70 thì thuộc hạng kém, 50 thuộc hạng “đần”, xấp xí 30 thuộc hạng “ngu”.
Tất nhiên, như mọi phương pháp khác, trắc nghiệm tâm lí nói chung và trắc nghiệm trí tuệ nói riêng có những mặt mạnh và mặt yếu của nó. Có thể nói rằng, trắc nghiệm là một phương tiện hữu hiệu để khách quan hoá, lượng hoá trí thông minh của con người, trên cơ sở đó giúp so sánh, phát hiện sự khác biệt cá nhân về trí tuệ một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, trắc nghiệm tâm lí cũng có những hạn chế nhất định. Hạn chế phổ biến nhất là nó chỉ chú ý đến kết quả do nghiệm thể độc lập thực hiện, không quan tâm đến quá trình nghiệm thể làm bài tập đó. Do vậy, trắc nghiệm có thể không phản ánh được bân chất và xu hướng phát triển trí tuệ của cá nhân.
Để đánh giá một cách chính xác trí thông minh của con người, ta cần phối hợp với các phương pháp nghiên cứu khác: quan sát, thực nghiệm, nghiên cứu sản phẩm hoạt động của cá nhân...
Chỉ số thông minh có tính ổn định tương đối của nó. Nếu môt người sau 7-8 tuổi, không xảy ra những sự cố gì đặc biệt như ốm đau, bị thương, chấn thương tâm thần... thì chỉ số thông minh của người đó không dao động nhiều lắm. Song các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng: Nếu con người được dạy dỗ chu đáo, nỗ lực kiên trì thì có thể nâng cao rõ rệt chỉ số thông minh trong một phạm vi nhất định.
Hơn nữa, chỉ số thông minh của con người không hẳn có mối tương quan tất yếu với thành công của người đó. Nghĩa là không phải cứ có chỉ số thông minh cao thì nhất định sẽ thành đạt trong cuộc đời. Chỉ số thông minh dù cao đến mấy cũng không thể đảm bảo trăm phần trăm là thành công. Một người cho dù chỉ số thông minh không lấy gì làm cao lắm, thậm chí là thấp, nhưng nếu nỗ lực kiên trì, hoàn toàn có thể trở nên vượt trội hơn những người có chỉ số thông minh cao hơn nhưng lười nhác, thiếu chí tiến thủ.