Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 10 Bài 4: Sự rơi tự do.
Câu hỏi trắc nghiệm (17 câu):
-
Câu 1:
Một vật rơi tự do từ độ cao 20m xuống đất, g = 10m/s2. Tính vận tốc lúc vừa chạm đất.
- A.30 m/s
- B.20 m/s
- C.15 m/s
- D.25 m/s
-
Câu 2:
Một vật được thả rơi không vận tốc đầu khi vừa chạm đất có v = 70m/s, g = 10m/s2 . Xác định quãng đường rơi của vật.
- A.245m
- B.250m
- C.255m
- D.260m
-
Câu 3:
Thả một hòn đá từ độ cao h xuống đấy, hòn đá rơi trong 1s. Nếu thả hòn đá đó từ h’ = 4h thì thời gian rơi là bao nhiêu?
- A.5s
- B.4s
- C.2s
- D.1s
-
Câu 4:
Một vật rơi tự do khi chạm đất thì vật đạt v = 30m/s. Hỏi vật được thả rơi từ độ cao nào? Lấy g = 9,8m/s2.
- A.45,9m
- B.49,5m
- C.65,9m
- D.40,2 m
-
Câu 5:
Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi ?
- A.Một cái lá cây rụng.Một sợi chỉ.
- B.Một sợi chỉ.
- C.Một chiếc khăn tay.
- D.Một mẩu phấn.
-
Câu 6:
Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại đạt được là
- A.v02 = gh
- B.v02 = 2.gh
- C.v02 = gh/2.
- D.v0 = 2.gh
-
Câu 7:
Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5 m xuống. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là
- A.8,899 m/s.
- B.10 m/s.
- C.5 m/s.
- D.2 m/s.
-
Câu 8:
Một vật được thả từ trên máy bay ở độ cao 80 m. Cho rằng vật rơi tự do với g = 10 m/s2, thời gian rơi là
- A. 4,04 s.
- B.8,00 s.
- C.4,00 s.
- D.2,86 s.
-
Câu 9:
Một người thợ xây ném một viên gạch theo phương thẳng đứng cho một người khác ở trên tầng cao 4 m. Người này chỉ việc giơ tay ngang ra là bắt được viên gạch. Lấy g = 10 m/s2. Để cho viên gạch lúc người kia bắt được bằng không thì vận tốc ném là
- A. 6,32 m/s.
- B.8,94 m/s2.
- C.6,32 m/s2.
- D.8,94 m/s.
-
Câu 10:
Người ta ném một vật từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,0 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian vật chuyển động đến độ cao cực đại và độ cao cực đại vật đạt được là
- A.t = 0,4 s; H = 0,8 m.
- B.t = 0,4 s; H = 1,6 m.
- C. t = 0,8 s; H = 3,2 m.
- D.t = 0,8 s; H = 0,8 m.
-
Câu 11:
Thời gian rơi của một vật được thả rơi tự do là 4 s. Lấy g = 10 m/s2 . Tính: Độ cao nơi thả vật?
- A.40 m.
- B. 80 m.
- C.120 m.
- D.160 m.
-
Câu 12:
Thời gian rơi của một vật được thả rơi tự do là 4 s. Lấy g = 10 m/s2 . Vận tốc lúc chạm đất của vật là
- A.10 m/s.
- B.20 m/s.
- C.40 m/s.
- D.80 m/s.
-
Câu 13:
Một hòn đá rơi từ miệng một giếng cạn đến đáy giếng mất 3 s. Tính độ sâu của giếng, lấy g = 9,8 m/s2.
- A.90 m.
- B.45 m.
- C.30,4 m.
- D.44,1 m.
-
Câu 14:
Một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong giây cuối cùng trước khi chạm đất vật đi quãng đường 60 m. Lấy g = 10m/s2. Độ cao h có giá trị
- A.h = 211,25m.
- B.h = 271,21m.
- C.h = 151,25m.
- D.Kết quả khác.
-
Câu 15:
Một vật A được thả rơi từ độ cao 45 m xuống mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật rơi được trong 2 giây cuối cùng là
- A.40 m.
- B.35 m.
- C.30 m.
- D. 25 m.
-
Câu 16:
Một người thả vật rơi tự do, vật chạm đất có v = 30 m/s, g = 10 m/s2. Độ cao của vật sau khi đi được 2 s là
- A.30 m.
- B. 25 m.
- C.20 m.
- D.15 m.
-
Câu 17:
Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 180 m xuống. Quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng là
- A.30 m.
- B.45 m.
- C.55 m.
- D.125 m.