Mục tiêu của bài học bài Sử dụng các hàm để tính toán dưới đây sẽ giúp các em tìm hiểu về khái niệm hàm, cách sử dụng hàm và một số hàm trong chương trình bảng tỉnh như hàm tính tổng, tính trung bình cộng,... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các em cùng theo dõi bài học.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hàm trong chương trình bảng tính
- Hàm là công thức được định nghĩa từ trước.
- Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể
- Sử dụng hàm có sẵn trong chương trình bảng tính giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn
1.2. Cách sử dụng hàm
- Chọn ô cần nhập
- Gõ dấu =
- Nhập hàm theo đúng cú pháp
- Nhấn Enter
Lưu ý: Khi nhập hàm vào một ô tính, giống với công thức, dấu = là kí tự bắt buộc phải nhập đầu tiên.
1.3. Một số hàm trong chương trình bảng tính
a. Hàm tính tổng
- Công dụng: Hàm Sum dùng để tính tổng các giá trị
- Cú pháp: =Sum(a, b, c,…)
- Trong đó: các biến a, b, c đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính. Số lượng các biến không hạn chế
Chú ý: Tên hàm không phân biệt chữ hoa chữ thường.
Ví dụ 1: Tính tổng
- = SUM(15,24,45) : Biến là các số
- = SUM(A2,B2,C2) : Biến là địa chỉ ô tính
- = SUM(A2,B2,20) : Biến là địa chỉ ô tính và số
- = SUM(A2:C2,20) : Biến là địa chỉ khối ô và số
b. Hàm tính trung bình cộng
- Công dụng: Hàm Average dùng để tính trung bình cộng các giá trị
- Cú pháp: =Average(a, b, c,…)
- Trong đó: các biến a, b, c đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính. Số lượng các biến không hạn chế
Chú ý 2: Tên hàm không phân biệt chữ hoa chữ thường.
Ví dụ 2: Tính trung bình cộng
- = Average(15,24,45) : Biến là các số
- = Average(A2,B2,C2) : Biến là địa chỉ ô tính
- = Average(A2,B2,20) : Biến là địa chỉ ô tính và số
- = Average(A2:C2,20) : Biến là địa chỉ khối ô và số
c. Hàm tìm giá trị lớn nhất
- Công dụng: Hàm Max dùng để xác định giá trị lớn nhất
- Cú pháp: =Max(a, b, c,…)
- Trong đó: các biến a, b, c đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính. Số lượng các biến không hạn chế
Chú ý 3: Tên hàm không phân biệt chữ hoa chữ thường.
d. Hàm tìm giá trị nhỏ nhất
- Công dụng: Hàm Min dùng để xác định giá trị nhỏ nhất
- Cú pháp: =Min(a, b, c,…)
- Trong đó: các biến a, b, c đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính. Số lượng các biến không hạn chế
Bài tập minh họa
Bài tập 1
Hãy cho biết kết quả của hàm tính tổng (SUM) trên trang tính sau:
a) =SUM (A1:A3)
b) =SUM(A1:A3,100)
c) =SUM(A1+A4)
d) =SUM(A1:A2,A5)
Gợi ý giải:
a) 150
b) 250
c) 75
Bài tập 2
Em hãy lập bảng tính sau và sử dụng hàm để:
a. Tính tổng chi phí mỗi Tour
b. Tính trung bình cộng chi phí mỗi Tour
c. Xác định chi phí cao nhất, thấp nhất trong mỗi cột
Gợi ý giải:
3. Luyện tập Bài 4 Tin học 7
Sau khi học xong Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:
- Khái niệm và lợi ích của hàm trong chương trình bảng tính
- Các bước nhập hàm vào trong ô tính
- Cú pháp và chức năng của các hàm Sum, Average, Max, Min
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. -12.6
- B. -12.5
- C. 12.5
- D. 15
-
- A. = Sum(A1,C1,D1)
- B. =Sum(A1:D1)
- C. =Average(A1:D1)
- D. =Max(A1:D1)
-
- A. -10
- B. 10
- C. 4
- D. 5
Câu 4-Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 7 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 31 SGK Tin học 7
Bài tập 2 trang 31 SGK Tin học 7
Bài tập 3 trang 31 SGK Tin học 7
4. Hỏi đáp Bài 4 Tin học 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Tin Học 7 Chúng tôi