Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 11 Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
Câu hỏi trắc nghiệm (24 câu):
-
Câu 1:
Cho dung dịch CH3COOH 0,1M. Nhận định nào sau đây về pH của dung dịch axit này là đúng:
- A.Lớn hơn 1 nhưng nhỏ hơn 7
- B.Nhỏ hơn 1
- C.Bằng 7
- D.Lớn hơn 7
-
Câu 2:
Cho Mg(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl. Phương trình ion rút gọn của phản ứng
- A.Mg2+ + 2Cl- → MgCl2
- B.H+ + OH- → H2O
- C.Mg(OH)2+ 2H+ → Mg2+ + 2H2O
- D.Mg(OH)2+2Cl- → MgCl2+ 2OH-
-
Câu 3:
Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
- A.Những ion nào tồn tại trong dung dịch
- B.Không tồn tại các phân tử trong dung dịch các chất điện li
- C.Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li
- D.Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất
-
Câu 4:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch:
- A.Cu + Cl2 → CuCl2
- B.Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
- C.FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
- D.Zn + Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
-
Câu 5:
Dãy gồm các ion không cùng tồn tại trong một dung dịch là:
- A.Na+, K+, OH-, NH4+
- B.K+, Ba2+, OH-, Cl-
- C.Al3+, NO3- , Cl-, Ba2+
- D.K+, Cl-, Na+, CO32–
-
Câu 6:
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn: H+ + OH- → H2O
- A.BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
- B.Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
- C.3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 +3NaCl
- D.Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
-
Câu 7:
Trộn 400 ml dung dịch X chứa Na+, K+ và x mol OH– (tổng số mol Na+ và K+ là 0,06) với 600 ml dung dịch Y chứa 0,01 mol \(SO_4^{2-}\), 0,03 mol Cl–, y mol H+. pH của dung dịch thu được sau phản ứng là?
- A.1,0.
- B.12,0.
- C.2,0.
- D.13,0.
-
Câu 8:
Biết rằng A là dung dịch NaOH có pH = 12 và B là dung dịch H2SO4 có pH=2. Để phản ứng vừa đủ với V1 lít dung dịch A cần V2 lít dung dịch B. Quan hệ giữa V1 và V2 là:
- A.V1 = V2
- B.V1 = 2V2.
- C.V2 = 2V1 .
- D.V2 = 10V1.
-
Câu 9:
Dung dịch X chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol NO3-. Biểu thức liên hệ nào sau đây đúng:
- A.2a.2b= c + d
- B.2a + 2b = c + d
- C.2a + 2b = c.d
- D.a + b = 2c + 2d
-
Câu 10:
Dung dịch X gồm: a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3- ; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X:
- A.33,8.
- B.28,5.
- C.29,5.
- D.31,3.
-
Câu 11:
Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion xảy ra
- A.Chất kết tủa (chất ít tan hơn, chất không tan)
- B.Chất dễ bay hơi
- C.Chất điện li yếu hơn
- D.Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ, phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra?
- A.Vì phản ứng tạo ra chất kết tủa
- B.Vì phản ứng tạo ra chất bay hơi
- C.Vì phản ứng tạo ra chất bay hơi và chất điện li yếu
- D.Vì phản ứng tạo ra chất kết tủa, chất bay hơi và chất điện li yếu
-
Câu 13:
Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2CO3 + CaCl2
(2) Na2CO3 + CaCl2
(3) (NH4)2CO3 + Ca(OH)2
(4) K2CO3 + Ca(NO3)2
(5) H2CO3 + CaCl2
(6) CO2 + Ca(OH)2
Số phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn CO32- + Ca2+ → CaCO3 là:- A.5.
- B.3.
- C.4.
- D.6.
-
Câu 14:
Phương trình S2- + 2H+ → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng?
- A.FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.
- B.2HClO3 + K2S → 2KCl3.
- C.BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.
- D.2NaHSO4 + Na2S → 2Na2SO4 + H2S.
-
Câu 15:
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn dạng: 2H+ + CO3 2- → CO2 + H2O.
- A.K2CO3 + 2HNO3 → 2KNO3 + CO2 + H2O.
- B.CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
- C.Na2CO3 + CH3COOH → 2CH3COONa + CO2 + H2O.
- D.2NaHCO3 + H2SO4 (loãng) → Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O.
-
Câu 16:
Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)2?
- A.FeSO4 + KMnO4 + H2SO4
- B.Fe2(SO4)3 + KI
- C.Fe(NO3)3 + Fe
- D.Fe(NO3)2 + KOH
-
Câu 17:
ptpt của các phản ứng có phương trình ion thu gọn Pb2+ + SO42- -> PbSO4
- A.PbS + H2SO4 => PbSO4 + H2S
- B.PbO + H2SO4 => PbSO4 + H2O
- C.PbNO3 + H2SO4 => PbSO4 + HNO3
- D.PbS + Ag SO4=> PbSO4 + AgS
-
Câu 18:
Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3
- A.KBr
- B.K3PO4
- C.HCl
- D.H3PO4
-
Câu 19:
Cho dung dịch chứa các ion sau : Na+ ,Ca2+ ,Mg2+ ,Ba2+ , H+ , NO3-. Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào dung dịch người ta dùng :
- A.dung dịch K2CO3vừa đủ .
- B.dung dịch Na2SO4 vừa đủ.
- C.dung dịch KOH vừa đủ.
- D.dung dịch Na2SO3 vừa đủ.
-
Câu 20:
Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ?
- A.AlCl3 và Na2CO3
- B.HNO3 và NaHCO3
- C.NaAlO2 và KOH
- D.NaCl và AgNO3
-
Câu 21:
Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O ?
- A.HCl + NaOH → H2O + NaCl
- B.NaOH + NaHCO3 → H2O + Na2CO3
- C.H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4
- D.H2SO4 +Ba(OH)2 → 2 H2O + BaSO4
-
Câu 22:
Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết
- A.Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
- B.Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
- C.Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
- D.Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
-
Câu 23:
Các ion nào sau không thể cùng tồn tại trong một dung dịch
- A.Na+, Mg2+, NO3-, SO42-.
- B.Ba2+, Al3+, Cl-, HSO4-.
- C.Cu2+, Fe3+, SO42-, Cl-.
- D.K+, NH4+, OH-, PO43-.
-
Câu 24:
Các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là:
- A.Na+, NH4+, SO42-, Cl-.
- B.Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.
- C.Ag+, Mg2+, NO3-, Br-.
- D.Fe2+, Ag+, NO3-, CH3COO-.