Hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai là một bộ phận trong học thuyết hoạt động thần kinh cấp cao do I.p. Pavlov phát minh. Để nắm chi tiết nội dung bài giảng mời các bạn cùng tham khảo Bài 4: Hệ thống tín hiệu thứ nhất (I) và hệ thống tín hiệu thứ hai (II).
Tóm tắt lý thuyết
1. Hệ thống tín hiệu thứ nhất
Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan và các thuộc tính của chúng là những tín hiệu, được phản ánh trực tiếp vào não và để lại dấu vết trong vỏ não, gọi là hệ thống tín hiệu thứ nhất. Hệ thống tín hiện thứ nhất là cơ sở sinh lí của hoạt dộng nhận thức cảm tính, trực quan, tư duy cụ thể và các xúc cảm cơ thể của người và động vật.
2. Hệ thống tín hiệu thứ hai
Toàn bộ những kí hiệu tượng trưng (tiếng nói, chữ viết, biểu tượng...) về sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan được phản ánh vào đầu óc con người là những tín hiệu thứ hai.
Ngôn ngữ làm tín hiệu cho một sự vật và cho một loạt sự vật tương tự hoặc có liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ, khi nói “cái bàn” thì không có nghĩa là nói cái bàn cụ thể nào đó, mà nghĩ tới mọi cái bàn nói chung. Vì vậy, ngôn ngữ là tín hiệu của tín hiệu thứ nhất hay còn gọi là tín hiệu thứ hai. Những kí hiệu tượng trưng về sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan (ngôn ngữ) và những hình ảnh của chúng trong nào người tạo thành hệ thống tín hiệu thứ hai. Hệ thống này là cơ sở sinh lí của tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, ý thức và tình cảm.
Hai hệ thống tín hiệu có quan hệ biện chứng với nhau trong hoạt động thần kinh cao cấp của con người. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở, tiền đề ra đời hệ thống tín hiện thứ hai. Sự phát triển hệ thống tín hiện thứ hai làm cho con người nhận thức rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng so với hệ thống tín hiệu thứ nhất mối quan hệ vói thế giới.