Bài tập trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 4: Đột biến gen.
Câu hỏi trắc nghiệm (12 câu):
-
Câu 1:
Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen ?
- A.Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen
- B.Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá
- C.Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
- D.Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính
-
Câu 2:
Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 3:
Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa G hiếm (G*) là X-G*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp
- A.T- A
- B.A- T
- C.G- X
- D.X- G
-
Câu 4:
Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
- A.Đột biến
- B.Đột biến gen
- C.Thể đột biến
- D.Đột biến điểm
-
Câu 5:
Xét đột biến gen do 5BU, thì từ dạng tiền đột biến đến khi xuất hiện gen đột biến phải qua
- A.1 lần nhân đôi
- B.2 lần nhân đôi
- C.3 lần nhân đôi
- D.4 lần nhân đôi
-
Câu 6:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Nuclêôtit dạng hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
- B.Hóa chất 5-brom uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp X-G.
- C.Mức độ gây hại của alen đột biến không phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
- D.Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một hay vài cặp nuclêôtit.
-
Câu 7:
Định nghĩa nào sau đây về đột biến gen là đúng?
- A.Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số đoạn ADN xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
- B.Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
- C.Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của NST xảy ra cho mất đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn hoặc chuyển đoạn NST.
- D.Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc ADN liên quan đến một hoặc một số NST trong bộ NST.
-
Câu 8:
Có bao nhiêu bệnh, hội chứng bệnh sau đây ở người do đột biến gen gây ra?
(1) hội chứng Đao.
(2) bệnh bạch tạng.
(3) bệnh hồng cầu hình liềm.
(4) hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).- A.2
- B.1
- C.4
- D.3
-
Câu 9:
Nói về đột biến gen:
1. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
4. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính với thể đột biến.
5. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
Số phát biểu đúng là:- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 10:
Nói về đột biến gen (đột biến điểm), câu nào sau đây là đúng?
- A.Tất cả các đột biến điểm đều có hại cho cơ thể mang đột biến.
- B.Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
- C.Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá.
- D.Cá thể mang gen đột biến gọi là thể đột biến.
-
Câu 11:
Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây sai ?
- A.Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.
- B.Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen
- C.Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
- D.Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, cơ thể mang đột biến gen trội luôn gọi là thể đột biến.
-
Câu 12:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A.Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.
- B.Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biến.
- C.Đột biến gen trội vẫn có thể không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị đột biến.
- D.Các đột biến gen gây chết vẫn có thể được truyền lại cho đời sau.