Bài 4: Công của lực điện

Ở các lớp dưới, chúng ta đã được học về công của trọng lực. Bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu về công của 1 loại lưc khác, đó là lực điện. Vậy công của lực điện là gì và nó có gì khác so với công của trọng lực ? Mời các em cùng nghiên cứu Bài 4: Công của lực điện. Nội dung bài giảng trình bày gồm lý thuyết, phương pháp giải các dạng bài tập và những bài tập có đáp án, giúp các em hiểu sâu hơn kiến thức về công của lực điện. Chúc các em học tốt.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Công của lực điện

1.1.1. Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều

  • Biểu thức:   \(\overrightarrow F  = q.\overrightarrow E \)

  • Độ lớn:           F=q.E

  • Phương, chiều của véc tơ  \(\overrightarrow E \).

  • Nhận xét: Lực  \(\overrightarrow F\)  là lực không đổi

1.1.2. Công của lực điện trong điện trường đều

                \({A_{MN}} = {\rm{ }}q.Ed\)

  • Với d là hình chiếu đường đi trên một đường sức điện. Chiều đường sức điện là chiều dương.

  • Các trường hợp đặc biệt:

    • Nếu  \(\alpha  < {90^o}\) thì  \(\cos \alpha  > 0,\,d > 0 \Rightarrow A > 0\) khi hình chiếu cùng chiều đường sức.

    • Nếu  \(\alpha  > {90^o}\)thì   \(\cos \alpha  < 0,\,d < 0 \Rightarrow A <  0\) khi hình chiếu ngược chiều đường sức.

  • Tổng quát: Công của lực điện trường trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là    \({A_{MN}} = {\rm{ }}q.Ed\), không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.

1.1.3. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì

  • Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.

  • Lực tĩnh điện là lực thế, trường tĩnh điện là trường thế.

1.2. Thế năng của một điện tích trong điện trường

1.2.1. Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường

  • Thế năng của điện tích đặt tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích tại điểm đó.

1.2.2. Sự phụ thuộc của thế năng WM vào điện tích q

  • Thế năng của một điện tích điểm q đặt tại điểm M trong điện trường :

              \({W_M} = {\rm{ }}{A_M}_\infty  = {\rm{ }}q{V_M}\)

  • Thế năng này tỉ lệ thuận với q.

1.2.3. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường

             \({A_{MN}} = {\rm{ }}{W_M} - {\rm{ }}{W_N}\)

  • Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà lực điện trường tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Một electron di chuyển được đoạn đường 1 cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của một lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Tính công của lực điện trong trường hợp trên.

Hướng dẫn giải:

  • Dưới tác dụng của lực điện êlectron di chuyển ngược chiều điện trường (tức ngược chiều đường sức điện)

  • Ta có: \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}{q_e}.E.d.cos\alpha \)

  • Với \(\alpha \) = góc \(\left( {\overrightarrow E ,\overrightarrow d } \right) = {180^o}\)

\(\begin{array}{l}
 = 1,{6.10^{ - 19}}.1000.0,01.\cos {180^o}\\
 = 1,{6.10^{ - 18}}J
\end{array}\)

Bài 2:

Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bàn âm, trong điện trường đều ở giữa hai bàn kim loại phẳng, điện tích trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính động năng của electron khi nó đến đập vào bản dương.

Hướng dẫn giải:

  • Ta có: 

    • Electron bị bản âm đẩy và bản dương hút nên bay từ bản âm về bản dương và lực điện sinh công dương.

    • Điện trường giữa hai bản là điện trường đều E = 1000 V/m. Công của lực điện bằng độ tăng động năng của electron :

                            \({W_d}-{\rm{ }}0{\rm{ }} = {\rm{ }}q{E_{d}} = {\rm{ }} - 1,{6.10^{ - 19}}.1000.( - {1.10^{ - 2}})\)

                           \({W_d} = {\rm{ }}1,{6.10^{ - 18}}J.\)

  • Động năng của electron khi nó đập đến bản dương là  \({W_d} = {\rm{ }}1,{6.10^{ - 18}}J.\)

3. Luyện tập Bài 4 Vật lý 11

Qua bài giảng Công của lực điện này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Trình bày được khái niệm, biểu thức, đặc điểm của thế năng của điện tích trong điện trường, quan hệ giữa công của lực điện trường và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.

  • Giải bài toán tính công của lực điện trường và thế năng điện trường.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 5- Câu 13: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Công của lực điện

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 11 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 7 trang 23 SGK Vật lý 11 nâng cao

Bài tập 8 trang 23 SGK Vật lý 11 nâng cao

Bài tập 4.1 trang 9 SBT Vật lý 11

Bài tập 4.2 trang 9 SBT Vật lý 11

Bài tập 4.3 trang 9 SBT Vật lý 11

Bài tập 4.4 trang 9 SBT Vật lý 11

Bài tập 4.5 trang 10 SBT Vật lý 11

Bài tập 4.6 trang 10 SBT Vật lý 11

Bài tập 4.7 trang 10 SBT Vật lý 11

Bài tập 4.8 trang 11 SBT Vật lý 11

Bài tập 4.9 trang 11 SBT Vật lý 11

Bài tập 4.10 trang 11 SBT Vật lý 11

4. Hỏi đáp Bài 4 Chương 1 Vật lý 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?