Nội dung của bài học bài Bản vẽ các khối đa diện dưới đây sẽ giúp các em tìm hiểu về các khối hình học đa diện thường gặp như hình hộp chữ nhật, lăng trụ đều, hình chóp đều; giúp biết áp dung kiến thức về phép chiếu và hình chiếu vuông góc để xác định hình dạng của vật thể thông qua bản vẽ hình chiếu;... Mời các em cùng theo dõi bài học.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. KHỐI ĐA DIỆN
Khối đa diện là hình được bao bởi các đa giác phẳng
Hình 1. Các khối đa diện
1.2. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
1.2.1. Thế nào là hình hộp chữ nhật?
Hình hộp chữ nhật được bao bọc bởi 6 hình chữ nhật
Hình 2. Hình hộp chữ nhật
(a): chiều dài
(b): chiều rộng
(c): chiều cao
1.2.2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật
Hình 3. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật
Hình | Hình chiếu | Hình dạng | Kích thước |
1 | Đứng | Chữ nhật | a, h |
2 | Bằng | Chữ nhật | a, b |
3 | Cạnh | Chữ nhật | b, h |
Bảng 1. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật
1.3. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỀU
1.3.1. Thế nào là hình lăng trụ đều?
Hình lăng trụ đều được bao bọc bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
Hình 4. Hình lăng trụ đều
(a): chiều dài cạnh đáy
(b): chiều cao đáy
(c): chiều cao lăng trụ
1.3.2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều
Hình 5. Hình chiếu của hình lăng trụ đều
Hình | Hình chiếu | Hình dạng | Kích thước |
1 | Đứng | Hình chữ nhật | a, h |
2 | Bằng | Hình tam giác đều | a, b |
3 | Cạnh | Hình chữ nhật | b, h |
Bảng 2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều
1.4. HÌNH CHÓP ĐỀU
1.4.1. Thế nào là hình chóp đều?
Hình chóp đều được bao bọc bởi mặt đáy là 1 hình đa giác và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
Hình 6. Hình chóp đều
(a): chiều dài cạnh đáy
(h): chiều cao hình chóp
1.4.2. Hình chiếu của hình chóp đều
Hình 7. Hình chiếu của hình chóp đều
Hình | Hình chiếu | Hình dạng | Kích thước |
1 | Đứng | Hình tam giác cân | a, h |
2 | Bằng | Hình vuông | a |
3 | Cạnh | Hình tam giác cân | a, h |
Bảng 3. Hình chiếu của hình chóp đều
CHÚ Ý: Thường chỉ dùng 2 hình chiếu để biểu diễn hình lăng trụ hoặc hình chóp: một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và kích thước đáy.
Bài tập minh họa
Bài tập
Cho các bản vẽ hình chiếu 1, 2 và 3 của các vật thể (h4.8):
a. Hãy xác định hình dạng của các vật thể đó.
b. Đánh dấu (X) vào ô thích hợp của bảng 4.4 để chỉ rõ sự tương quan giữa các bản vẽ 1, 2, 3 (h4.8) với các vật thể A, B, C (h4.9).
Hình 4.8. Các bản vẽ hình chiếu
Hình 4.9. Các vật thể
Bảng 4.4. Sự tương quan giữa các bản vẽ với các vật thể
Gợi ý giải:
Bảng 4.4. Sự tương quan giữa các bản vẽ với các vật thể
3. Luyện tập Bài 4 Công Nghệ 8
Sau khi học xong bài này, các em cần ghi nhớ:
- Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng
- Mỗi hình chiếu thể hiện được hai trong ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao của khối đa diện
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Đa giác đều và hình tam giác cân
- B. Hình chữ nhật và tam giác đều
- C. Hình chữ nhật và hình tròn
- D. Hình chữ nhật và đa giác đều
-
- A. Hình chữ nhật và hình tròn
- B. Hình chữ nhật và đa giác đều
- C. Đa giác đều và hình tam giác cân
- D. Hình chữ nhật và tam giác đều
-
- A. Hình tam giác
- B. Hình chữ nhật
- C. Hình lục giác
- D. Hình bình hành
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 18 SGK Công nghệ 8
Bài tập 2 trang 18 SGK Công nghệ 8
4. Hỏi đáp Bài 4 Chương 1 Công Nghệ 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!