Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Bài học nhằm khái quát về vị  trí địa lí và lãnh thổ, các thế mạnh và hạn chế của vùng, đồng thời Phát triển cây công nghiệp lâu năm, Khai thác và chế biến lâm sản, Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát chung

  • Diện tích: 54,7 nghìn km2 chiếm 16,9% diện tích cả nước.
  • Dân số: 4,9 tr.người (2006)
  • Mật độ dân số: 86 người/km2.
  • Bao gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk, Đăk Nông và Lâm Đồng.
  • Tiếp giáp: DHNTB, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào. Đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. => Có vị trí đặc biệt về xây dựng quốc phòng và kinh tế.
  • Đất đai: màu mỡ
  • Tài nguyên rừng => Tiềm năng phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp
  • Điều kiện kinh tế - xã hội:
    • Dân cư: thưa thớt, địa bàn cư trú của nhiếu đồng bào dân tộc ít người, với văn hóa độc đáo
    • Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật
    • Tỉ lệ người chưa biết đọc, biết viết còn cao
    • Cơ sở hạ tầng: thiếu thốn nhiều 

1.2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm

  • Là vùng có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp
    • Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng
    • Khí hậu có tính chất cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.
    • Thu hút được nhiều lao động, cơ sở chế biến được cải thiện
  • Hiện trạng sản xuất và phân bố
    • Cây cà phê: khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước (2006), Đăk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất.
    • Chè: chủ yếu trên các cao nguyên, trong đó Lâm Đồng có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
    • Là vùng có diện tích cao su lớn thứ 2 sau Đông Nam Bộ, phân bố chủ yếu ở Gia Lai và Đăk Lăk

1.3. Khai thác và chế biến lâm sản

  • Là vùng giàu có về tài nguyên rừng so với các vùng khác trên cả nước với độ che phủ 60% diện tích lãnh thổ.
  • Có nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, gu mật, nghiến...) và nhiều chim, thú quí (voi, bò tót, gấu)
  • Rừng Tây Nguyên chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác được của cả nước.
  • Suy giảm sản lượng gỗ: từ 600 – 700 nghìn m3 còn 200 - 300 m3/năm
  • Nạn phá rừng ngày càng gia tăng
    • Giảm sút nhanh lớp phủ rừng và trữ  lượng gỗ
    • Đe dọa môi trường sống của các loài động vật
    • Hạ mức nước ngầm vào mùa khô

=> Khai tác hợp lí tài nguyên rừng.

1.4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi

  • Hàng loạt các công trình hệ thống thủy điện lớn đã và đang được xây dựng: Thủy điện Đa Nhim (160 MW), Drây H'Ling (12MW), Yaly (720 MW)...
  • Ý nghĩa:
    • Phát triển ngành công nghiệp năng lượng.
    • Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các nhà máy luyện nhôm.
    • Cung cấp nước tưới vào mùa khô, tiêu nước vào màu mưa.
    • Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 12 Bài 37 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 3 trang 120 SBT Địa lí 12

Bài tập 4 trang 120 SBT Địa lí 12

Bài tập 5 trang 120 SBT Địa lí 12

Bài tập 6 trang 121 SBT Địa lí 12

Bài tập 7 trang 121 SBT Địa lí 12

Bài tập 8 trang 121 SBT Địa lí 12

Bài tập 9 trang 121 SBT Địa lí 12

Bài tập 1 trang 66 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 2 trang 66 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 3 trang 67 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 4 trang 67 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 5 trang 67 Tập bản đồ Địa Lí 12

3. Hỏi đáp Bài 37 Địa lí 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?