Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

Trong bài học này các em sẽ được tìm hiểu về các phương pháp chọn giống vật nuôi, cây trồng và các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng, vật nuôi từ đó các em sẽ biết được phương pháp nào được xem là cơ bản và chủ yếu.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thành tựu chọn giống cây trồng

  • Ở nước ta, thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng là chọn giống lúa, ngô và đậu tương.
  • Trong chọn giống cây trồng người ta sử dụng 4 phương pháp chính:
    • Gây đột biến nhân tạo.
    • Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có.
    • Tạo giống ưu thế lai (ở F1).
    • Tạo giống đa bội thể.

1.1.1. Gây đột biến nhân tạo

  • Có 3 phương pháp chính là :
    • Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới.
    • Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến.
    • Chọn giống bằng cách chọn dòng tế bào xôma biến dị hoặc đột biến xôma.
  • Một số thành tựu nổi bật:
    • Ở lúa:
      • Giống lúa DR2 (năm 2000) được tạo ra từ dòng tế bào xôma biến bị của giống lúa CR203, dòng này được tách và tái sinh thành cây. Giống lúa DR2 có độ đồng đều rất cao, chịu khô hạn tốt, năng suất trung bình đạt 45-50 tạ/ha.
      • Giống lúa DT21 (năm 2000) được tạo ra bằng lai giữa giống lúa nếp 415 với giống lúa đột biến DV2 (từ giống Nếp cái hoa vàng).
      • Giống lúa DT10: Bằng phương pháp chọn lọc cá thể đối với các thể đột biến ưu tú, người ta đã tạo ra các giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, nếp thơm TK106,...
      • Ở đậu tương:
        • Giống đậu tương DT55 được tạo ra bằng xử lí đột biến giống đậu tương DT74 có thời gian sinh trưởng rất ngắn, chống đỗ và chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng.
      • Ở lạc:
        • Giống lạc V79 được tạo ra bằng chiếu xạ tia X vào hạt giống lạc Bạch sa sinh trưởng khỏe, hạt to trung bình và đều, vỏ quả dễ bóc, tỉ lệ nhân/quả đạt 74%, hàm lượng prôtêin cao (24%), tỉ lệ dầu đạt 24%.
      • Ở cà chua:
        • Giống cà chua hồng lan được tạo ra từ thể đột biến tự nhiên của giống cà chua Ba Lan trắng.

1.1.2. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc các thể từ giống hiện có

a. Tạo biến dị tổ hợp

  • Giống lúa DT10 x OM80 → giống lúa DT17 năng suất cao, hạt gạo trong, cơm dẻo.

b. Chọn lọc các thể

  • Từ giống cà chua Đài Loan chọn lọc cá thể → Giống cà chua P375 thích hợp cho vùng thâm canh.

1.1.3. Tạo giống ưu thế lai (ở F1)

  • Giống ngô lai đơn ngắn ngày LVN 20 chống đổ tốt, thích hợp với vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt, đạt 6-7 tấn/ha.
  • Giống ngô lai đơn LVN 10 dài ngày, có thời gian sinh trưởng 125 ngày, chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh tốt.

1.1.4. Tạo giống đa bội thể 

  • Giống dâu Bắc Ninh thể tứ bội x giống lưỡng bội 2n → giống dâu số 12 (3n) có bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, tỉ lệ sống cao, năng suất cao.

1.2. Thành tựu chọn giống vật nuôi

1.2.1. Tạo giống mới

  • Giống lợn Đại bạch x Lợn Ỉ 81 → Đại bạch ỉ 81.
  • Giống lợn Bơcsai x lợn Ỉ 81 → Bơcsai ỉ 81
    • Hai giống Đại bạch ỉ 81 và Bơcsai ỉ 81 dễ nuôi, mắn đẻ, đẻ nhiều con, thịt thơm ngon, xương nhỏ, tầm vóc to, tăng trọng nhanh, thịt nặc nhiều phát huy đặc điểm tốt của bố mẹ, khắc phục nhược điểm của lợn ỉ: nhiều mỡ, lưng võng, chân ngắn, bụng sệ. 

1.2.2. Cải tạo giống địa phương

  • Dùng con cái tốt nhất của giống địa phương, lai với con đực tốt nhất của giống ngoại nhập, con đực dùng liên tiếp qua nhiều thế hệ.
    • Lai Bơcsai x ỉ móng cái → Cải tạo 1 số nhược điểm của ỉ Móng Cái, nâng cao tầm vóc giống ngoại, tỉ lệ nạc cao, khả năng thích ứng tốt.
    • Bò Vàng Việt Nam x bò sữa Hà Lan → bò sữa sản lượng sữa cao.

1.2.3. Tạo ưu thế lai

  • Lợn lai kinh tế: ỉ Móng Cái x Đại Bạch có sức sống cao, tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
  • Cá chép Việt Nam x Cá chép Hungari.
  • Gà ri Việt Nam x gà Tam Hoàng.

1.2.4. Nuôi thích nghi với các giống nhập nội

  • Giống cá chim trắng, gà Tam Hoàng, bò sữa nhập nội, nuôi thích ứng với khí hậu và chăm sóc ở Việt Nam cho năng suất thịt, trứng, sữa cao.

1.2.5. ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống

  • Cấy chuyển phôi từ bò mẹ cao sản sang bò cái khác  Từ bò mẹ tạo 100-5000 con/năm.
  • Thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường pha chế   giảm số lượng, nâng cao chất lượng đực giống, thuận lợi sản xuất ở vùng sâu vùng xa.
  • Công nghệ gen để phát hiện giới tính → điều chỉnh đực cái trong sản xuất. Xác định kiểu gen  chọn giống tốt.

2. Luyện tập Bài 37 Sinh học 9

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nắm được các phương pháp thường sử dụng chọn giống vật nuôi và cây trồng.
  • Trình bày được phương pháp được xem là cơ bản trong chọn giống cây trồng.
  • Trình bày được phương pháp chủ yếu trong chọn giống vật nuôi.
  • Trình bày được các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 37 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 37 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 111 SGK Sinh học 9

Bài tập 2 trang 111 SGK Sinh học 9

Bài tập 3 trang 111 SGK Sinh học 9

3. Hỏi đáp Bài 37 Chương 6 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?