Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 10 Bài 37: Bài thực hành số 6 Tốc độ phản ứng hóa học.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Chuẩn bị hai ống nghiệm như sau:
Ống (1) chứa 3 gam dung dịch HCl 18%.
Ống (2) chứa 9 gam dung dịch HCl 6%.
Cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm 0,5 gam kẽm hạt có kích thước giống nhau cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A.Ống (1) có khí thoát ra nhanh hơn ống (2)
- B.Hạt kẽm trong ống (1) tan nhanh hơn hạt kẽm trong ống (2)
- C.Thể tích H2 (đo cùng điều kiện) thu được ống (1) nhiều hơn ống (2)
- D.Sau thí nghiệm, Zn còn dư ở cả hai ống
-
Câu 2:
Chuẩn bị 4 ống nghiệm được đánh dấu theo thứ tự (1), (2), (3), (4). Cho vào mỗi ống nghiệm 3 ml dung dịch H2SO4 15%. Đun nóng dung dịch trong ống nghiệm (3), (4), sao đó cho vào ống nghiệm (1) và (3), mỗi ống nghiệm 0,5 gam kẽm hạt, cho vào ống nghiệm (2) và (4), mỗi ống nghiệm 0,5 gam kẽm bột. Ống nghiệm có khí thoát ra nhanh nhất là
- A.(1)
- B.(2)
- C.(3)
- D.(4)
-
Câu 3:
Thực hiện phản ứng trong hai cốc:
Cốc (1) : 25 ml H2SO4 0,1M và 25 ml dung dịch Na2S2O2 0,1M;
Cốc (2) : 25 ml H2SO4 0,1M và 10 ml dung dịch Na2S2O2 0,1M và 15 ml H2O. Dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ trong cả hai cốc.
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Thời gian xuất hiện kết tủa trắng đục của cốc (1) ít hơn cốc (2)
- B.Thời gian xuất hiện kết tủa trắng đục của cốc (2) ít hơn cốc (1)
- C.Thời gian xuất hiện kết tủa xanh nhạt của cốc (2) ít hơn cốc (1)
- D.Thời gian xuất hiện kết tủa xanh nhạt của cốc (1) ít hơn cốc (2)
-
Câu 4:
Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là
- A.2,5.10-4 mol/(l.s)
- B.5,0.10-4 mol/(l.s)
- C.1,0.10-3 mol/(l.s)
- D.5,0.10-5 mol/(l.s)
-
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.
- B.Trong quá trình sản xuất rượu (ancol) từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì en là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.
- C.Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng.
- D.Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng.
-
Câu 6:
Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
- A.đốt trong lò kín.
- B.xếp củi chặt khít.
- C.thổi hơi nước.
- D.thổi không khí khô.
-
Câu 7:
Có hai cốc chứa dung dịch Na3SO3, trong đó cốc A có nồng độ lớn hơn cốc B. Thêm nhanh cùng một lượng dung dịch H2SO4 cùng nồng độ vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là
- A.cốc A xuất hiện kết tủa vàng nhạt, cốc B không thấy kết tủa.
- B.cốc A xuất hiện kết tủa nhanh hơn cốc B.
- C.cốc A xuất hiện kết tủa chậm hơn cốc B.
- D.cốc A và cốc B xuất hiện kết tủa với tốc độ như nhau.
-
Câu 8:
Từ thế kỉ XIX, người ta nhận thấy rằng trong thành phần của khí lò cao ( lò luyện gang) còn chứa khí CO. Nguyên nhân của hiện tượng này là
- A.lò xây chưa đủ độ cao.
- B.thời gian tiếp xúc của CO và Fe3O3 chưa đủ.
- C.nhiệt độ chưa đủ cao.
- D.phản ứng giữa CO và oxit sắt là thuận nghịch.
-
Câu 9:
Đối với phản ứng phân hủy H2O2 trong nước, khi thay đổi yếu tố nào sau đây, tốc độ phản ứng không thay đổi?
- A.thêm MnO2
- B.tăng nòng độ H2O2
- C.đun nóng
- D.tăng áp suất H2
-
Câu 10:
Người ta sử dụng các biện pháp sau để tăng tốc độ phản ứng:
(1) Dùng khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
(2) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
(3) Nghiền nguyên liệu trước khi nung để sản xuất clanhke.
(4) Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2.
Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp đúng?
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4