Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ

Bài học này các em sẽ tìm hiểu về Thiên nhiên Châu Mĩ về các vấn đề như: Địa hình, hệ thống các dãy núi, đặc điểm và sự phân bố khí hậu, các kiểu khí hậu chủ yếu ở châu Mĩ như thế nào. 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các khu vực địa hình

  • Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận:

Hinh 36.1. Lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt ngang Hoa Kì theo vĩ tuyến 40oB

Hinh 36.1. Lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt ngang Hoa Kì theo vĩ tuyến 40oB

a. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây: Hệ thống núi trẻ cao, đồ sộ dài 9.000 km, cao trung bình 3.000 – 4.000 m.

b. Miền đồng bằng ở giữa: Là đồng bằng rộng lớn, trong miền có hệ thống Hồ Lớn và hệ thống sông Mit-xu-ri-Mi-xi-xi-pi.

c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: Gồm các sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo, núi già A-pa-lat.

1.2. Sự phân hoá khí hậu

  • Khí hậu Bắc Mĩ đa dạng, vừa phân hóa theo chiều Bắc – Nam (do lãnh thổ Bắc Mĩ trải dài từ 80oB -> 15oB) vừa phân hóa theo chiều Tây – Đông (do địa hình ngăn cản gió của biển) và theo chiều cao.

Bài tập minh họa

 
 

Câu 1: Quan sát hình 36.1 (trang 113 SGK Địa lý 7) và 36.2 (trang 114 SGK Địa lý 7), nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.

  • Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản:
    • Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
    • Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
    • Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

Câu 2: Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.

  • Theo chiều bắc nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau: hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
  • Theo chiều kinh tuyến: lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
  • Nguyên nhân:
    •  Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc nam.
    •  Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông tây.
    • Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

3. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em phải nắm được: 

  • Địa hình chủ yếu ở châu Mĩ
  • Sự phân bố khí hậu như thế nào? 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 36 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 7 Bài 36 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 115 SGK Địa lý 7

Bài tập 2 trang 115 SGK Địa lý 7

Bài tập 1 trang 83 SBT Địa lí 7

Bài tập 2 trang 84 SBT Địa lí 7

Bài tập 3 trang 84 SBT Địa lí 7

Bài tập 4 trang 85 SBT Địa lí 7

Bài tập 1 trang 31 Tập bản đồ Địa Lí 7

Bài tập 2 trang 31 Tập bản đồ Địa Lí 7

4. Hỏi đáp Bài 36 Địa lí 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?