Bài 35: Thực hành - Cứu người bị tai nạn điện

Khi có người bị điện giật phải nhanh chóng cứu người ngay, không lãng phí thời gian vào việc xác định người đó sống hay chết. Sự thành công của việc sơ cứu phụ thuộc vào sự nhanh nhẹn, tháo vát và cứu chữa đúng các của người cứu. Vậy nếu gặp người bị tai nạn về điện thì phải xỷ lý tình huống như thế nào? Đó chính là nội dung của bài học mới dưới đây. Mời các em cùng tìm hiểu: Bài 35: Thực hành - Cứu người bị tai nạn điện

Tóm tắt lý thuyết

I. CHUẨN BỊ

  • Vật liệu và dụng cụ:

    • Sào tre, gậy gỗ khô, ván khô, vải khô

    • Tủ lạnh, dây dẫn điện để thực hành hai tình huống giả định.

    • Chiếu hoặc nilon để trải ra nằm khi thực tập cấp cứu hô hấp nhân tạo.

II. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH

1. Giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện

  • Trình tự cứu người bị tai nạn điện:

2. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

  • Tình huống 1:

  • Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh bị rò điện. Em phải làm gì để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện ?

    • Cách xử lí

      • Rút phích cắm điện, nắp cầu chì hoặc ngắt aptomat.

      • Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi tủ lạnh.

  • Tình huống 2:

  • Trên đường đi học về, em và các bạn bất chợt gặp tình huống: Một người bị dây điện trần( Không bọc cách điện) của lưới điện hạ áp 220V bị đứt đè lên người. Trong trường hợp này, em và các bạn phải xử lí như thế nào? 

    • Cách xử lí

      • Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre (gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân.

3. Sơ cứu nạn nhân:

  • Tình huống: Nhóm bạn đến học bài một gia đình, trong giờ giải lao một bạn đi vệ sinh ở gần khu chuồng chăn nuôi, do sơ ý vấp phải đường dây điện bảo vệ chuồng nuôi bị điện giật. Với những kiến thức đã học  em hãy xử lí tình huống như thế nào ?

  • Sơ cứu nạn nhân: 

    • Trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh: Để nạn nhân nằm nghỉ chỗ thoáng mát, sau đó báo cho nhân viên y tế.

    • Trường hợp nạn nhân ngất, không thở hoặc thở không đều, co giật và run:

      • Làm hô hấp nhân tạo cho tới khi nạn nhân thở được, tỉnh lại

        • Phương pháp nằm sấp

        • Phương pháp hà hơi thổi ngạt.

a. Phương pháp nằm sấp:

  • Quỳ trên lưng nạn nhân. Đặt hai lòng bàn tay vào hai mạng sườn( tại xương sườn cụt), ngón cái trên lưng.

  • Đặt nạn nhân nằm sắp, đầu nghiêng một bên, cậy miệng và kéo lưỡi để họng nạn nhân mở ra.

  • Động tác 1: Đẩy hơi ra

    • Nhô toàn thân về phía trước. Dùng sức nặng toàn thân ấn vào lưng nạn nhân. Bóp các ngón tay vào chổ xương sườn cụt. Miệng đếm nhịp 1,2,3 .

  • Động tác 2: Hút khí vào

    • Nới tay, ngả người về phía sau. Nhấc nhẹ lưng nạn nhân lên để lồng ngực dãn rộng, phổi nở ra hút khí vào. Miệng đếm 4,5,6 .

b. Phương pháp hà hơi thổi ngạt

  • Chuẩn bị : Quỳ bên cạnh nạn nhân, đẩy

  • Ngửa đầu nạn nhân cho thông đường thở

  • Thổi vào mũi

    • Ấn mạnh cằm để giữ mồn nạn nhân ngậm chặt lại.

    • Lấy hơi, ngậm mũi nạn nhân, thổi mạnh.

    • Làm khoảng 16-20 lần/phút cho đến khi nạn nhân hồi tĩnh hẳn.

  • Thổi vào mồm:

    • Cách lấy hơi thổi tương tự như thổi vào mũi.

    • Nhưng khi thổi phải dùng má áp chặt vào mũi người bị nạn nên thường không được kín và khó làm 

  • Xoa bóp tim ngoài lồng ngực:

    • Khi tim nạn nhân không hoạt động thì cần có 2 người cứu để đồng thời vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt theo tỉ lệ: 5 lần xoa bóp tim/1 lần thổi ngạt.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Thực hành - Cứu người bị tai nạn điện, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện một cách an toàn

  • Sơ cứu nạn nhân kịp thời và đúng phương pháp. Có ý thức nghiêm túc trong khi học tập

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 35 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 35 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Bài 34: Thực hành - Dụng cụ bảo vệ an toàn điện

>> Bài sau: Bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?