Bài tập trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Môi trường sống của sinh vật gồm có:
- A.Đất-nước-không khí
- B.Đất-nước-không khí-sinh vật
- C.Đất-nước-không khí-trên cạn
- D.Đất-nước-trên cạn-sinh vật
-
Câu 2:
Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài A; B; C; D lần lượt là: 10 - 38,50C ; 10,6 - 320C ; 5 - 440C; 8 - 320C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là:
- A.C và B
- B.C và A
- C.B và A
- D.C và D
-
Câu 3:
Khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian gọi là
- A.Nơi ở
- B.Sinh cảnh
- C.Giới hạn sinh thái
- D.Ổ sinh thái
-
Câu 4:
Khi nói về nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
- A.Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chế với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
- B.Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học của môi trường xung quanh sinh vật.
- C.Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật.
- D.Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
-
Câu 5:
Những quan hệ nào sau đây không phải là quan hệ cạnh tranh?
(1) Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa ở 1 cây (cành lá kém xum xuê), hoặc ở cả quần thể làm mật độ giảm.
(2) Các cây mọc thành nhóm (rặng, bụi, rừng) chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng
(3) Khi thiếu thức ăn, nơi ở, các động vật dọa nạt nhau (bằng tiếng hú, động tác) làm cho cá thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn.
(4) Bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản → Mỗi nhóm có lãnh thổ riêng, một số phải đi nơi khác.
(5) Ong, kiến, mối sống thành xã hội, có phân chia cấp bậc và chức năng rõ ràng.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
- A.(1),(2),(4).
- B.(1),(3), (4).
- C.(2), (5).
- D.(2), (3), (4).
-
Câu 6:
Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21oC đến 35°C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?
- A.Môi trường có nhiệt độ đao động từ 20 đến 35°C, độ ẩm từ 75% đến 95%.
- B.Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 40oC, độ ẩm từ 85 đến 95%.
- C.Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 30°C, độ ẩm từ 85% đến 95%.
- D.Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 30°C, độ ẩm từ 90 đến 100%.
-
Câu 7:
Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là
- A.khoảng thuận lợi.
- B.giới hạn sinh thái.
- C.ổ sinh thái.
- D.khoảng chống chịu.
-
Câu 8:
Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, điều nào sau đây không đúng?
- A.Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái.
- B.Các loài đều có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái.
- C.Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau.
- D.Ở các giai đoạn phát triển khác nhau, sinh vật có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái.
-
Câu 9:
Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng?
- A.Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.
- B.Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
- C.Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.
- D.Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn.
-
Câu 10:
Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8 đến 32°C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80% đến 98%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào sau đây.
- A.Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 35oC, độ ẩm từ 75% đến 95%.
- B.Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 35oC, độ ẩm từ 85 đến 95%.
- C.Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10 đến 30°C, độ ẩm từ 85% đến 95%
- D.Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 30°C, độ ẩm từ 90 đến 100%