Bài tập SGK Vật Lý 11 Bài 33: Kính hiển vi.
-
Bài tập 1 trang 212 SGK Vật lý 11
Nêu công dụng và cấu tạo của kính hiển vi.
-
Bài tập 2 trang 212 SGK Vật lý 11
Nêu đặc điểm tiêu cự của vật kính và thị kính của kính hiển vi.
-
Bài tập 3 trang 212 SGK Vật lý 11
Muốn điều chỉnh kính hiển vi, ta thực hiện ra sao? Khoảng xê dịch điều chỉnh kính hiển vi có giá trị như thế nào ?
-
Bài tập 4 trang 212 SGK Vật lý 11
Vẽ đường truyền của chùm tia sáng ứng với mắt ngắm chừng kính hiển vi ở vô cực.
-
Bài tập 5 trang 212 SGK Vật lý 11
Viết công thức số bội giác của kính hiển vi khi mắt ngắm chừng ở vô cực.
-
Bài tập 6 trang 212 SGK Vật lý 11
Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính:
1 Thật;
2 Ảo;
3 Cùng chiều với vật;
4 Ngược chiều với vật;
5 Lớn hơn vật.
Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào ?
A. 1 + 3.
B. 1 + 4.
C. 1 + 4 + 5.
D. 2 + 4 + 5.
-
Bài tập 7 trang 212 SGK Vật lý 11
Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính:
1 Thật;
2 Ảo;
3 Cùng chiều với vật;
4 Ngược chiều với vật;
5 Lớn hơn vật.
Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào ?
A. 1 + 4.
B. 2 + 4.
C. 1 + 3 + 5.
D. 2 + 3 + 5.
-
Bài tập 8 trang 212 SGK Vật lý 11
Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính:
1 Thật;
2 Ảo;
3 Cùng chiều với vật;
4 Ngược chiều với vật;
5 Lớn hơn vật.
Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi có các tính chất nào ?
A. 1 + 5.
B. 2 + 3.
C. 1 + 3 + 5.
D. 2 + 4 + 5.
-
Bài tập 9 trang 212 SGK Vật lý 11
Một kính hiển vi có các tiêu cự vật kính và thị kính là \(f_1 = 1 cm, f_2 = 4 cm\). Độ dài quang học của kính là 16 cm. Người quan sát có mắt không bị tật và có khoảng cực cận \(OC_c = 20 cm\). Người này ngắm chừng ở vô cực.
a) Tính số bội giác của ảnh.
b) Năng suất phân li của mắt người quan sát là 2'. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt được ảnh.
-
Bài tập 1 trang 263 SGK Vật lý 11 nâng cao
Để điều chỉnh kính hiển vi khi ngắm chừng trong trường hợp nào sau đây là đúng?
A. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
B. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
C. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
D. Thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
-
Bài tập 2 trang 263 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn câu đúng.
Công thức về số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là:
A. \({G_\infty } = \frac{{2\delta .D}}{{{f_1}{f_2}}}\)
B. \({G_\infty } = \frac{{\delta .D}}{{2{f_1}{f_2}}}\)
C. \({G_\infty } = \frac{{{f_1}{f_2}}}{{\delta D}}\)
D. \({G_\infty } = \frac{{\delta .D}}{{{f_1}{f_2}}}\)
-
Bài tập 3 trang 263 SGK Vật lý 11 nâng cao
Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 1 cm và tai kính với tiêu cự f2 = 4 cm. Hai thấu kính cách nhau 17 cm. Tính độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực. Lấy Đ = 25 cm