Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 10 Bài 33: Axit sunfuric - Muối sunfat.
Câu hỏi trắc nghiệm (16 câu):
-
Câu 1:
Đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất natri sunfat bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Khi đó xung quanh các nhà máy sản xuất bằng cách này, dụng cụ của thợ thủ công rất nhanh hỏng và cây cối bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng cho khí thải thoát ra bằng những ống khói cao tới 300m nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khí hậu ẩm. Hãy cho biết khí thải đó có chứa thành phần chủ yếu là chất nào trong các chất sau?
- A.HCl
- B.Cl2
- C.H2SO4
- D.SO2
-
Câu 2:
Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào dưới đây?
- A.Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều
- B.Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều
- C.Cho nhanh nước vào axit và khuấy đều
- D.Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều
-
Câu 3:
Sản xuất H2SO4 trong công nghiệp, người ta cho khí SO3 hấp thụ vào:
- A.H2O
- B.dung dịch H2SO4 loãng
- C.H2SO4 đặc để tạo oleum
- D.H2O2
-
Câu 4:
Nhóm kim loại nào sau đây thụ động trong H2SO4 đặc, nguội?
- A.Zn, Al,Au
- B.Zn, Fe ,Mg
- C.Cr,Al, Fe
- D.Al, Mg ,Fe
-
Câu 5:
Phương trình hóa học nào sau đây viết đúng
- A.2Fe + 3H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + 3H2↑
- B.2Fe + 6H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
- C.2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
- D.2Fe + 6H2SO4 đặc, nguội → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
-
Câu 6:
Cho từng chất: Fe, FeO, Cu, Cu(OH)2, Fe2O3, FeSO4 lần lượt phản ứng với H2SO4 đặc nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là?
- A.4.
- B.2.
- C.3.
- D.6.
-
Câu 7:
Cho những chất sau: Fe, FeO, Fe2O3 , Cu, Fe(OH)2, FeCO3 , BaCl2 .Có bao nhiêu chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?
- A.2.
- B.3.
- C.6.
- D.5.
-
Câu 8:
Từ 1,6 tấn quặng có chứa 60% FeS2, người ta có thể sán xuất được khối lượng axit sunfuric là bao nhiêu kg. Hiệu suất quá trình đạt 80%?
- A.1254,4kg
- B.1578,0kg
- C.1245,4kg
- D.1568,0kg
-
Câu 9:
Để hòa tan vừa hết 37,65g hỗn hợp ZnO và Al2O3 cần vừa đủ 450 ml dung dịch H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
- A.124,05
- B.195,15
- C.80,85
- D.109,65
-
Câu 10:
Cho bột sắt dư vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được a gam muối và V lít khí SO2. Mặt khác, cho bột sắt dư vào dung dịch H2SO4 loãng thu được b gam muối và V lít khí H2. Thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Mối quan hệ giữa a và b:
- A.a < b
- B.a = 1,5b
- C.a = b
- D.a > b
-
Câu 11:
Công thức hóa học nào sau đây là của axit sunfuric?
- A.H2SO4
- B.H2SO3
- C.HCl
- D.HBr
-
Câu 12:
Số oxi hóa của S trong hợp chất H2SO4 là?
- A.+4
- B.+2
- C.+6
- D.+8
-
Câu 13:
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
- A.Al
- B.Mg
- C.Na
- D.Cu
-
Câu 14:
Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
- A.Al, Fe, Au, Mg
- B.Zn, Pt, Au, Mg
- C.Al, Fe, Zn, Mg
- D.Al, Fe, Au, Pt
-
Câu 15:
Trong điều kiện thích hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau:
H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
4H2SO4 +2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H2SO4 là dung dịch loãng thì phản ứng nào có thể xảy ra?
- A.(a)
- B.(c)
- C.(b)
- D.(d)
-
Câu 16:
Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là
- A.50,91%
- B.76,36%
- C.25,45%
- D.12,73%