Bài tập SGK Hóa Học 8 Bài 31 Tính chất - Ứng dụng của hiđro.
-
Bài tập 1 trang 109 SGK Hóa học 8
Viết phương trình hóa học của phản ứng hiđro khử các oxit sau:
a) Sắt (III) oxit.
b) Thủy ngân (II) oxit.
c) Chì (II) oxit.
-
Bài tập 2 trang 109 SGK Hóa học 8
Hãy kể những ứng dụng của hidro mà em biết?
-
Bài tập 3 trang 109 SGK Hóa học 8
Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Tính khử; tính oxi hóa; chiếm oxi; nhường oxi; nhẹ nhất.
Trong các chất khí, hiđro là khí ... Khí hidro có ...
Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có ... vì ... của chất khác; CuO có ... vì ... cho chất khác.
-
Bài tập 4 trang 109 SGK Hóa học 8
Khử 48 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro. Hãy:
a) Tính số gam đồng kim loại thu được.
b) Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.
-
Bài tập 5 trang 109 SGK Hóa học 8
Khử 21,7 gam thủy ngân (II) oxit bằng hiđro. Hãy:
a) Tính số gam thủy ngân thu được.
b) Tính số mol và thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.
-
Bài tập 6 trang 109 SGK Hóa học 8
Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí hiđro tác dụng với 2,8 lít oxi (các thể tích đo ở đktc).
-
Bài tập 31.1 trang 43 SBT Hóa học 8
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hỗn hợp hidro và oxi theo tỉ lệ 1 thể tích khí hidro và 2 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.
B. Hỗn hợp hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích bằng nhau là hỗn hợp nổ mạnh nhất.
C. Hỗn hợp hidro và oxi theo tỉ lệ 2 thể tích khí hidro và 1 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.
D. Hidro cháy mãnh liệt trong oxi nên gây tiếng nổ mạnh.
-
Bài tập 31.2 trang 43 SBT Hóa học 8
Phát biểu không đúng là:
A. Hidro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.
B. Hidro có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
C. Hidro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất nhẹ, có tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
D. Hidro có thế tác dụng với tất cả các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
-
Bài tập 31.3 trang 43 SBT Hóa học 8
Trường hợp chứa một khối lượng hiđro ít nhất là
A. 6.1023 phân tử H2
B. 0,6 g CH4
C. 3.1023 phân tử H2O
D. 1,50 g NH4Cl
-
Bài tập 31.4 trang 43 SBT Hóa học 8
Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì
A. hiđro cháy mãnh liệt trong oxi.
B. phản ứng này toả nhiều nhiệt.
C. thể tích nước mới tạo thành bị dãn nở đột ngôt, gây ra sự chấn động không khí, đo là tiếng nổ mà ta nghe được.
D. hiđro và oxi là hai chất khí, nên khi cháy gây tiếng nổ.
-
Bài tập 31.5 trang 44 SBT Hóa học 8
Trong vỏ Trái đất, hidro chiếm 1% về khối lượng và sillix chiếm 26% về khối lượng. Hỏi nguyên tố nào có nhiều nguyên tử hơn trong vỏ Trái đất?
-
Bài tập 31.6 trang 44 SBT Hóa học 8
Điều chế hidro người ta cho ... tác dụng với Fe. Phản ứng này inh ra khí …, hidro cháy cho …, sinh ra rất nhiều …Trong trường hợp này chất cháy là …, chất duy trì sự cháy là …Viết phương trình cháy:
…… + …… → ………