Bài 3: Các quá trình cơ bản của trí nhớ

Trí nhớ là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều quá trình thành phần: quá trình ghi nhớ (tạo vết), quá trình giữ gìn (củng cố vết), quá trình tái hiện (làm sống lại những hình ảnh từ các dấu vết...), và quá trình quên (không tái hiện được). Nội dung bài giảng Bài 3: Các quá trình cơ bản của trí nhớ sẽ giúp các bạn nắm được quá trình ghi nhớ, giữ gìn, tái hiện, sự quên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Tóm tắt lý thuyết

Mỗi quá trình này có một chức năng xác định, nhưng chúng không đối lập với nhau mà phụ thuộc vào nhau (ghi nhớ, giữ gìn tốt thì mới tái hiện tốt), thâm nhập vào nhau, chuyển hoá cho nhau (khi tái hiện đổng thời có tác dụng củng cố).

1. Quá trình ghi nhớ

Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ. Đó là quá trình tạo nên dấu vết (“ấn tượng”) của đối tượng trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình gắn đối tượng đó với những kiến thức đã có. Quá trình ghi nhớ rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích luỹ kinh nghiệm.

Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc không chỉ vào nội dung, tính chất của tài liệu nhớ mà còn phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, mục đích, phương thức hành động của cá nhân. Nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự ghi nhớ và hoạt động đã khẳng định rằng, sự ghi nhớ một tài liệu nào đó là kết quả của hành dộng với tài liệu đó, đồng thời nó là điều kiện, phương tiện để thực hiện các hành động tiếp theo.

Có nhiều hình thức ghi nhớ. Căn cứ vào mục đích ghi nhớ, người ta chia ghi nhớ thành ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định.

  • Ghi nhớ không chủ định: là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước, không đòi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc không dùng một thủ thuật nào để ghi nhớ, tài liệu được ghi nhớ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, không phải mọi sự kiện, hiện tượng đều được ghi nhớ một cách không chủ định như nhau. Mức dộ ghi nhớ phụ thuộc vào sự hấp dẫn của nội dung tài liệu. Nếu nội dung tài liệu có khả năng tạo ra sự tập trung chú ý cao độ hay một xúc cảm mạnh mẽ thì sự ghi nhớ sẽ đạt hiệu quả cao. Do vậy, trong dạy học, nếu giáo viên tạo ra được ở học sinh động cơ học tập đúng đắn, có hứng thú sâu sắc đối với môn học thì học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ tài liệu một cách không chủ định, việc học tập trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn.
  • Ghi nhớ có chủ định: là loại ghi nhớ theo một mục đích đặt ra từ tnrớc, đòi hỏi sự nỗ lực ý chí nhất định và cần có những thủ thuật, phương pháp nhất định dể đạt được mục đích ghi nhớ.

Hiệu quả của ghi nhớ có chủ định phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, mục đích ghi nhớ.

Trong ghi nhớ có chủ định, việc sử dụng phương pháp hợp lí là một điều kiện rất quan trọng để đạt hiệu quả cao. Thông thường có hai cách ghi nhớ có chủ định: ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa.

  • Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu ghi nhớ, không cần thông hiểu nội dung tài liệu. Cách ghi nhớ này thường tìm mọi cách dưa vào trí nhớ tất cả những gì có trong tài liệu một cách chính xác và chi tiết. Nhưng do không dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu nên trong trí nhớ chứa toàn tài liệu không liên quan gì với nhau. “Học vẹt” là một biểu hiện cụ thể của cách ghi nhớ này, trí nhớ có thể được chất đầy tài liệu nhưng không có ích.

Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến sự ghi nhớ một cách hình thức, tốn nhiều thời gian, khi quên khó có thể hồi tưởng được. Tuy nhiên, trong cuộc sống, ghi nhớ máy móc có lúc lại cần thiết, nhất là khi ghi nhớ tài liệu không có nội dung khái quát như số nhà, số điện thoại, ngày tháng năm sinh,...

  • Ghi nhớ ý nghĩa: là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài liệu, trên sự nhận thức được mối liên hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu đó. Tức là ghi nhớ tài liệu trên cơ sở hiểu bản chất của nó. Ở đây, quá trình ghi nhớ gắn liền với quá trình tư duy và tưởng tượng nhằm nắm lấy logic nội tại (bản chất) của tài liệu. Do vậy, người ta còn gọi ghi nhớ ý nghĩa là ghi nhớ logic.

Ghi nhớ ý nghĩa là loại ghi nhớ chủ yếu trong hoạt động nhận thức, nó đàm bảo cho sự lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, bền vững. Loại ghi nhớ này tốn ít thời gian hơn ghi nhớ máy móc, nhưng lại tiêu hao năng lượng thần kinh nhiều hơn.

2. Quá trình giữ gìn

Giữ gìn là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ. Nếu không có sự giữ gìn (củng cố) thì không the nhớ bền, nhớ chính xác được. Do vậy, “văn ôn võ luyện” là rất cần thiết dể gìn giữ tài liệu trong trí óc. Có hai hình thức giữ gìn: tiêu cực và tích cực.

  • Giữ gìn tiêu cực là loại giữ gìn dựa trên sự tái hiện lặp đi lặp lại nhiều lần một cách gián đơn tài liệu cần nhớ thông qua những mối liên hộ bề ngoài giữa các phần tài liệu nhớ đó.
  • Giữ gìn tích cực là sự giữ gìn được thực hiện bằng cách tái hiện trong óc tài liệu đã ghi nhớ mà không cần phải tri giác tài liệu đó.

3. Quá trình tái hiện

Tái hiện là một quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ và giữ gìn. Quá trình này có thể diễn ra dễ dàng (“tự động”) hoặc rất khó khăn (phải nỗ lực nhiều). Tài liệu thường dược tái hiện dưới ba hình thức: nhận lại, nhớ lại và hồi tường.

  • Nhận lại: là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại. Sự nhận lại cũng có thể không đầy đủ và do đó không xác định (ví dụ: Khi ta gặp một người mà ta biết chắc đó là người quen, nhưng ngay lúc dó ta không thể nhớ tên người đó là gì; hoặc ta nhận ra người quen, biết tên người dó, nhưng lại không nhớ ra đã làm quen vào lúc nào, ở đâu). Do vậy, không nên lấy nhận lại làm tiêu chuẩn đánh giá trí nhớ con người.

Trong nhận lại đồi khi đòi hỏi những quá trình rất phức tạp để đạt tới một kết quả xác định (chảng hạn, phải dựa vào một dối tượng đã biết để tương tượng lại những cái có liên quan, dần dần ta nhớ chính xác cái ta cần), ở đây, sự nhận lại chuyển sang sự nhớ lại.

  • Nhớ lại: là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác đối tượng. Đó là khả năng làm sống lại hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã được ghi nhớ trước đây. Nhớ lại không diễn ra tự nó, mà bao giờ cũng có nguyên nhân, theo quy luật liên tưởng, mang tính logic chặt chẽ và có chủ định. Nhớ lại thường có hai dạng: không chủ định và có chủ định.
  • Nhớ lại không chủ định: là sự nhớ lại một cách tự nhiên (chợt nhớ hay sực nhớ) một điều gì đó, khi gặp một hoàn cảnh cụ thể, không cần phải xác định nhiệm vụ cần nhớ lại.
  • Nhớ lại có chủ định: là nhớ lại một cách tự giác, đòi hỏi phải có một sự cố gắng nhất định, chịu sự chi phối của nhiệm vụ nhớ lại, đồi khi phải có sự cố gắng rất nhiều mới có thể nhớ lại dược những điều cần thiết. Một sự tái hiện như vậy được gọi là hồi tưởng.

Hồi tướng là hình thức tái hiện đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ. Đây là một hành động trí tuệ phức tạp, kết quả của nó phụ thuộc vào việc cá nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện.

Trong sự hồi tướng, những ấn tượng trước đây không được tái hiện một cách máy móc, mà thường được sắp xếp khác đi, gắn liền với những sự kiện mới.

4. Sự quên

Không phải mọi dấu vết, ấn tượng trong não của con người đều dược giữ gìn và làm sống lại một cách như nhau, nghĩa là trong trí nhớ của con người có hiện tượng quên.

Quên là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đày vào thời điểm nhất định.

Quên cũng có nhiều mức độ: quên hoàn toàn (không nhớ lại, không nhận lại dược), quên cục hộ (không nhớ lại, nhưng nhận lại dược). Nhưng ngay cả quen hocàn toàn cũng không có nghĩa là các dấu vết ghi nhớ đã hoàn toàn mất di, không để lại dấu vết nào. Trong thực tế, nó vẫn còn lại dấu vết nhất định trên vỏ não, chỉ có điều con người không làm cho nó sống lại khi cần thiết mà thôi.

Ngoài ra còn có hiện tượng quên tạm thời, nghĩa là trong thời gian dài không thể nào nhớ lại được, nhưng trong một lúc nào đó đột nhiên nhớ lại được. Đó là hiện tượng sực nhớ.

Quên cũng có nhiều nguyên nhân. Có thể do quá trình ghi nhớ, có thể do các quy luật ức chế hoạt động thần kinh (ức chế ngược, ức chế xuôi, ức chế tới hạn) trong quá trình ghi nhớ và do không gắn được vào hoạt động hằng ngày, không phù hợp với nhu cầu, hứng thú, sở thích cá nhân hoặc ít có ý nghĩa thực tiễn đối với cá nhân.

Sự quên cũng diễn ra theo những quy luật nhất định:

  • Quên diễn ra theo trình tự: quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước, quên cái đại thể, chính yếu sau.
  • Quên diền ra không đều: ở giai đoạn đầu tốc độ lớn, sau đó giảm dần.

Về nguyên tắc, quên là một hiện tượng hợp lí, hữu ích. Qua nghiên cứu, người ta đã chứng minh được rằng, quên không hoàn toàn là dấu hiệu của một trí nhớ kém, mà ngược lại, nó là yếu tố quan trọng đê trí nhớ hoạt động có hiệu quả.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?