Bài 3: Các phương pháp xác nhận giả thuyết và bác bỏ giả thuyết

Nội dung bài giảng Bài 3: Các phương pháp xác nhận giả thuyết và bác bỏ giả thuyết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về phương pháp xác nhận trực tiếp, phương pháp xác định tính chân thực của giả thuyết thông qua xác nhận tính chân thực của những hệ quả rút ra từ giả thuyết đó, phương pháp xác nhận gián tiếp,...

Tóm tắt lý thuyết

1. Các phương pháp xác nhận giả thuyết

Các giả thuyết chỉ trở thành chân lý khoa học khi tính chân thực của nó được xác định. Tùy thuộc vào nội dung và phạm vi của giả thuyết mà người ta chọn các phương pháp xác nhận giả thuyết.

1.1 Phương pháp xác nhận trực tiếp

Đây là phương pháp hiệu quả nhất để xác định giả thuyết, trong phương pháp này người ta nghiên cứu trực tiếp các yếu tố có liên quan mật thiết với giả thuyết về hiện tượng cần nghiên cứu. Trên cơ sở đó xác nhận tính đúng đắn của giả thuyết.

Ví dụ: Vào những năm 1920, Pôn Dirac (một nhà vật lý người Anh) khi giải phương trình cho điện tử (electron) đã tìm ra hai nghiệm. Một nghiệm thực sự ứng với electron, còn một nghiệm ứng với một hạt khác lúc đó chưa ai biết. Theo tính toán của ông thì hạt mới này giống hệt electron về khối lượng, nhưng mang điện tích khác dấu nên được ông gọi là phản eleetron. Phải đến năm 1932, khoa học mới phát hiện ra được hạt này khẳng định giả thuyết về phản electron và phương trình Pôn Dirac và ông đã được nhận giải thưởng Nôben về vật lý vào năm 1933.

1.2 Phương pháp xác định tính chân thực của giả thuyết thông qua xác nhận tính chân thực của những hệ quả rút ra từ giả thuyết đó

  • Xuất phát từ giả thuyết, sử dụng các phương pháp diễn dịch, người ta rút ra các hệ quả, sau đó chứng minh trực tiếp tính đúng đắn của các hệ quả này bằng lý thuyết đối với các hệ quả lý thuyết hoặc kiểm nghiệm qua thực tiễn đối với các hệ quả kinh nghiệm. Từ sự khẳng định tính đúng đắn của các hệ quả đó, người ta đi đến khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết.
  • Thực chất của phương pháp này là phương thức khẳng định của phép suy luận nhất quyết có điều kiện. Vì vậy. cần lưu ý, một nguyên nhân có thể đưa đến các kết quả khác nhau hoặc từ nhiều nguyên nhân có thể đưa đến cùng một kết quả. Cho nên, khi rút ra tất cả các hệ quả cần hướng vào việc rút ra các hệ quả có đặc diểm đặc trưng, có nguồn gốc từ một nguyên nhân xác định và các hệ quả nằm trong môi quan hệ qua lại.

Phương pháp này có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ sau:

 \(({A_1} \wedge {A_2} \wedge {A_3} \wedge ... \wedge {A_n})\)

Ở đây A là giả thuyết; "" ký hiệu của phép tất suy từ giả thuyết đến hệ quả và ngược lại: A1, A2, A3,...An là những hệ quả được rút ra từ giả thuyết A nhờ phương pháp diễn dịch.

1.3 Phương pháp xác nhận gián tiếp

Thực chất phương pháp này chính là phương thức phủ định của phép suy luận nhất quyết phân liệt. Phương pháp này còn có một tên gọi khác là phương pháp loại trừ.

Có thể biểu diễn phương pháp này dưới dạng sơ đồ sau:

\(\frac{\begin{array}{l} {K_1} \vee {K_2} \vee {K_3}\\ (\overline {{K_1}} \wedge \,\,\overline {{K_2}} ) \end{array}}{{{K_3}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,}}\)

Trong đó K1, K2, K3 là các giả thuyết có thể có về cùng một hiện tượng đang nghiên cứu.

Để rút ra giả thuyết chân thực, chúng ta nhất thiết phải tuân theo hai yêu cầu lôgic sau:

  • Thứ nhất, phải thống kê tất cả các giả thuyết có thể có.
  • Thứ hai, phải có phương pháp để loại trừ tất cả những giả thuyết không đúng, còn lại duy nhất một giả thuyết đúng.

Trong công tác điều tra, người ta thường sử dụng phương pháp này để làm rõ nguyên nhân của các hiện tương cần quan tâm.

Ví dụ: để tìm ra nguyên nhân của vụ cháy chợ Đồng Xuân (Hà Nội), có thể có các nguyên nhân sau: 1- do bị đốt; 2- do các phản ứng hóa học gây cháy; 3- do bị chập điện. Khi điều tra, cơ quan công an đã loại trừ được các khả năng 1 và 2 thì dứt khoát chỉ có khả nâng thứ 3 là nguyên nhân của vụ cháy đó.

2. Bác bỏ giả thuyết

Để bác bỏ một giả thuyết khoa học chỉ cần chứng minh một hệ quả của giả thuyết đó là sai lầm. Bởi vì, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra, nhưng khi không có mặt kết quả thì tất yếu không có nguyên nhân nào của nó xuất hiện. Thực chất của phép bác bỏ giả thuyết là sử dụng phương thức phủ định của phép suy luận nhất quyết có điều kiện, phương pháp này có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:

 \(({B_1} \wedge {B_2} \wedge {B_3} \wedge ... \wedge {B_n})\)

\((\overline {{B_1}} \wedge \overline {{B_2}} \wedge \overline {{B_3}} \wedge ... \wedge \overline {{B_n}} )\)

\(\overline A \)

Tuy nhiên, để kết luận chắc chắn về tính giả dối của giả thuyết người ta thường tiến hành bác bỏ càng nhiều hệ quả của giả thuyết đó càng tốt. Bởi vì, trong thực tế, từ nguyên nhân đến kết quả là một quá trình rất phức tạp có nhiều yếu tố tác động, cho nên các kết quả không đồng thời xuất hiện trong cùng một không gian, thời gian.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?