Bài 29: Ôn tập chương V và VI

Bài học Ôn tập chương V và Chương VI, sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh về tình hình chính trị có nhiều biến động từ thế kỉ XVI - XVIII: nhà nước phong kiến tập quyền Lê sơ suy sụp, nhà Mạc thành lập, các cuộc chiến tranh phong kiến bùng nổ; đất nước bị chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền

  • Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém.
  • Nội bộ chia rẽ.
  • Quan lại địa phương cậy quyền, úc hiếp nhân dân
  • Đời sống nhân dân cùng cực.

1.2. Những cuộc chiến tranh phong kiến

  • Chiến tranh Nam triều- Bắc triều.
  • Chiến tranh Trịnh- Nguyễn từ 1627-1672.
  • Gây tổn thất nặng nề cho nhân dân

1.3. Quang Trung đặt nền tảng thống nhất            

  • 1777 lật đổ họ Nguyễn ở Đàng Trong.
  • 1786 lật đổ họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
  • 1788 lật đổ vua Lê. Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước.
  • 1785 đánh tan quân Xiêm.
  • 1789 đánh quân Thanh.
  • Sau 1789, Quang Trung xây dựng đất nước: phục hồi kinh tế, văn hóa ( Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học); củng cố quôc phòng, thi hành chính sách ngoại giao khéo léo.

1.4. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền

  • Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn kinh đô là Phú Xuân.
  • Vua trực tiếp điều hành mọi công việc từ trung ương đến địa phương.
  • Năm 1815 ban hành Luật Gia Long.
  • Cả nước chia làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.
  • Xây dựng quân đội mạnh.

1.5. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI – XIX

 

Những điểm nổi bật

Thế kỷ XVI-XVII

Thế kỷ XVIII

Nửa đầu thế kỷ XIX Nửa đầu thế kỷ XIX

Nông nghiệp

  • Đàng Ngoài trì trệ.
  • Đàng Trong phát triển như khai hoang, lập làng.
  • Vua Quang Trung ban Chiếu Khuyến nông.
  • Vua Nguyễn chú ý khai hoang, lập đồn điền.

Thủ công nghiệp

  • Xuất hiện nhiều làng thủ công như gốm Bát Tràng, dệt La Khê.
  • Nghề thủ công được khôi phục dần.
  • Xuất hiện nhiều xưởng thủ công, làng thủ công.
  • Khai mỏ được mở rộng.

Thương Nghiệp

  • Xuất hiện nhiều phố xá, đô thị Như Thăng Long, Phố  Hiến, Thanh Hà, Hội An….
  • Buôn bán với người nước ngoài được mở rộng, nhưng sau bị hạn chế
  • Giảm thuế, mở cửa ải, thông chợ.
  • Nhiều thành thị xuất hiện.
  • Hạn chế buôn bán với phương Tây. 

Văn học- Nghệ thuật

  • Văn học – nghệ thuật dân gian phát triển .
  • Chữ Quôc ngữ ra đời
  • Chiếu lập học.
  • Phát triển chữ Nôm.
  • Lập Viện Sùng Chính
  • Văn học bác học và văn học dân gian phát triển rực rỡ.
  • Sân khấu, tranh dân gian, kiến trúc nổi tiếng.

Khoa học- kỹ thuật

 

 

  • Sử học, địa lý, y học đạt nhiều thành tựu (Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Lê Hữu Trác)

2. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau đây: Tình hình văn học, nghệ thuật, giáo dục, khoa học, kĩ thuật

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 29 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 29 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1.1 trang 99 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.2 trang 99 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.3 trang 99 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.4 trang 99 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.5 trang 100 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.6 trang 100 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.7 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 2 trang 101 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 3 trang 101 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 4 trang 102 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 5 trang 102 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 6 trang 102 SBT Lịch Sử 7

3. Hỏi đáp Bài 29 Lịch sử 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?