Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Âm mưu thâm độc nhất của Pháp trong việc thành lập Liên bang Đồng Dương là gì?
- A.Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo.
- B.Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp.
- C.Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xoá tên Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trên bản đồ thế giới.
- D.Từng bước xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính.
-
Câu 2:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?
- A.Từ năm 1897 đến năm 1912
- B.Từ năm 1897 đến năm 1913
- C.Từ năm 1897 đến năm 1914
- D.Từ năm 1897 đến năm 1915
-
Câu 3:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì?
- A.Cướp đoạt ruộng đất.
- B.Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.
- C.Thu tô nặng.
- D.Lập đồn điền.
-
Câu 4:
Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?
- A.Sản xuất xi mãng và gạch ngói
- B.Khai thác than và kim loại.
- C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.
- D.Khai thác điện, nước.
-
Câu 5:
Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
- A. Chính sách “Chia để trị”.
- B.Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt”,
- C.Chính sách “đồng hoá” dân tộc Việt Nam.
- D.Chính sách “khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam.
-
Câu 6:
Chính sách nào dưới đây là Chính sách thâm độc nhất mà thực dân Pháp áp dụng trên lĩnh vực nông nghiệp trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam?
- A.Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nan.
- B.Lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp,
- C.Thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân.
- D.Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.
-
Câu 7:
Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
- A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
- B.Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ.
- C.Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng.
- D.Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc
-
Câu 8:
Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ:
- A.Giai cấp tư sản bị thực dân Pháp đình chỉ hoạt động kinh doanh.
- B.Giai cấp nông dân bị tước ruộng đất.
- C.Tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp.
- D.Giai cấp địa chủ nhỏ bị thực dân Pháp thu toàn bộ ruộng đất.
-
Câu 9:
Mục đích của Pháp trong việc mở trường học để làm gì?
- A.Phát triển nền giáo dục Việt Nam.
- B.Khai minh nền văn hoá giáo dục Việt Nam.
- C.Do nhu cầu học tập của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.
- D.Do nhu cầu học tập của nhân dân- ngày một cao
-
Câu 10:
Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
- A.Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
- B.Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ.
- C.Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng.
- D.Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc