Bài tập SGK Hóa Học 9 Bài 28: Các oxit của cacbon.
-
Bài tập 1 trang 87 SGK Hóa học 9
Hãy viết phương trình hóa học của CO với:
a) Khí O2
b) CuO.
Cho biết: loại phản ứng, điều kiện phản ứng, vai trò của CO và ứng dụng của mỗi phản ứng đó.
-
Bài tập 2 trang 87 SGK Hóa học 9
Hãy viết phương trình hóa học của CO2 với dung dịch NaOH, dung dịch Ca(OH)2 trong trường hợp:
a) Tỉ lệ số mol n : n = 1 : 1
b) Tỉ lệ số mol n : n = 2 : 1
-
Bài tập 3 trang 87 SGK Hóa học 9
Có hỗn hợp hai khí CO và CO2. Nêu phương pháp hóa học để chứng minh sự có mặt của hai khí đó. Viết các phương trình hóa học.
-
Bài tập 4 trang 87 SGK Hóa học 9
Trên bề mặt hồ nước tôi vôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích hiện tượng này và viết phương trình hóa học.
-
Bài tập 5 trang 87 SGK Hóa học 9
Hãy xác định thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp CO và CO2, biết các số liệu thực nghiệm sau:
- Dẫn 16 lít hỗn hợp CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A.
- Để đốt cháy A cần 2 lít khí oxi. Các thể tích khí đo được ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
-
Bài tập 28.1 trang 34 SBT Hóa học 9
Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hiđro, clo và cacbon đioxit. Dựa vào tính chất của các chất, làm thế nào để nhận biết được mỗi khí trên ?
-
Bài tập 28.2 trang 34 SBT Hóa học 9
So sánh tính chất hoá học của CO và CO2. Cho các thí dụ minh hoạ.
-
Bài tập 28.3 trang 34 SBT Hóa học 9
Một em học sinh làm thí nghiệm như sau: Cho một mẩu giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng nước cất, sau đó sục khí CO2 vào ống nghiệm. Màu của giấy quỳ tím có biến đổi không ? Nếu đun nóng nhẹ ống nghiệm thì màu của giấy quỳ tím biến đổi ra sao ? Hãy giải thích và viết các phương trình hoá học, nếu có.
-
Bài tập 28.4 trang 35 SBT Hóa học 9
Có những khí sau:
A. Cacbon đioxit
B. Clo
C. Hiđro
D. Cacbon oxit
E. Oxi
Hãy cho biết, khí nào
a) có thể gây nổ khi đốt cháy với oxi.
b) có tính chất tẩy màu khi ẩm.
c) làm đổi màu dung dịch quỳ tím.
d) làm bùng cháy tàn đóm đỏ
-
Bài tập 28.5 trang 35 SBT Hóa học 9
Nung nóng 19,15 gam hỗn hợp CuO và PbO với một lượng cacbon vừa đủ trong môi trường không có oxi để oxit kim loại bị khử hết. Toàn bộ lượng khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, phản ứng xong người ta thu được 7,5 gam chất kết tủa màu trắng.
a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra
b) Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
c) Tính khối lượng cacbon cần dùng cho phản ứng khử các oxit
(Cho biết Cu : 64 ; Pb : 207.)
-
Bài tập 28.6 trang 35 SBT Hóa học 9
Người ta cần dùng 7,84 lít khí CO (đktc) để khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp trước và sau phản ứng.
-
Bài tập 28.7 trang 35 SBT Hóa học 9
Quá trình nào sau đây không sinh ra khí cacbonic ?
A. Đốt cháy khí đốt tự nhiên.
B. Sản xuất vôi sống.
C. Quá trình hô hấp của người và động vật.
D. Quang hợp của cây xanh.