Dưới đây là nội dung của bài học, trong đó các em sẽ nắm lại kiến thức lịch sử Việt Nam trong những năm 1919 đến năm 2000.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các thời kỳ phát triển của lịch sử dân tộc
1. Thời kì 1919 – 1930
(Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng ra đời năm 1930)
- Pháp làm chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo điều kiện cho phong trào yêu nước tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản.
- Những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc về con đường giải phóng dân tộc và bài học cách mạng tháng Mười Nga đã làm chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản.
- Ba tổ chức Công sản Việt Nam ra đời rồi thống nhất thành một Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Thời kì 1930 – 1945
(Từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến 2/9/1945)
- Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và “khủng bố trắng“ của Pháp đã làm bùng nổ phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm 1930 – 1931, với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- Những năm 1936 –1939, chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe dọa hòa bình thế giới, nước ta dấy lên phong trào đấu tranh công khai, đòi tự do, dân sinh, dân chủ.
- Cuộc chiến đấu của nhân dân Liên Xô và các lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít thắng lợi, tạo điều kiện cho cách mạng nước ta và nhiều nước tiến lên giải phóng dân tộc.
- Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
- Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình chuẩn bị và tập dượt trong 15 năm từ khi Đảng ra đời (1930).
3. Thời kì 1945 – 1954
(Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến ngày 21/7/1954)
- Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, nước ta gặp muôn vàn khó khăn, thử thách.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) tiến hành trong điều kiện đã độc lập và có chính quyền ; kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược.
- Chiến thắng lịch sử Điện biên phủ 1954, đưa đến kí kết hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, kết thúc chiến tranh.
4. Giai đoạn 1954 – 1975
(Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 đến ngày 30/4/1975)
- Nhiệm vụ cách mạng từng miền và nhiệm vụ chung của cả nước là “Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước”.
- Miền Nam đấu tranh chính trị phát triển lên khởi nghĩa “Đồng khởi”, rồi chiến tranh giải phóng.
- Đánh bại chiến lược thống trị và xâm lược thực dân mới của Mĩ: đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương”; “Chiến tranh đặc biệt”; “Chiến tranh cục bộ”; “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Hiệp định Pari kí kết tạo điều kiện thắng lợi cho ta tiến tới thắng lợi lịch sử 1975.
- Miền Bắc: quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, làm nghĩa vụ hậu phương cho miền Nam.
5. Giai đoạn 1975 – 2000
(Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 đến năm 2000)
- Cách mạng Việt nam chuyển sang thời kỳ Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Trong 10 năm đầu (1976 - 1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện 2 kế hoạch 5 năm, bên cạnh thành tựu và ưu điểm, chúng ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, sai lầm, khuyết điểm đòi hỏi phải đổi mới.
- Từ Đại Hội VI (1986) của Đảng đề ra đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên.
- Đến 2000, đã thực hiện được ba kế hoạch Nhà nước 5 năm.
- Công cuộc đổi mới đã giành thắng lợi, từng bước đưa đất nước ta lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
1.2. Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm
- Nguyên nhân thắng lợi
- Nhân dân giàu lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, chiến đấu kiên cường, dũng cảm vì độc lập tự do.
- Đảng Cộng sản do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, là đội tiên phong và là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, của nhân lao động, của dân tộc.
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ, Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định nhất
- Bài học kinh nghiệm
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do dân và vì dân, nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử.
- Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế.
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam
2. Luyện tập và củng cố
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp; mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với bọn địa chủ phong kiến
- B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp
- C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam với thực dân Pháp
- D. Mâu thuẫn giữa công nhân Việt Nam với đế quốc Pháp
-
- A. Đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm
- B. Đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương
- C. Đấu tranh đòi tất cả các quyền lợi về kinh tế
- D. Đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế kết hợp với đòi quyền lợi về chính trị
-
- A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
- B. Ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam
- C. Nguyễn Ái Quốc về nước truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
- D. Sự chấm dứt hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng
-
- A. Về con đường cách mạng Việt Nam
- B. Về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng Việt Nam
- C. Về vị trí và cách mạng Việt Nam
- D. Câu A và B đều đúng
-
- A. Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp
- B. Đòi các quyền tự do dân chủ
- C. Giải phóng dân tộc là mục tiêu hàng đầu
- D. Tất cả các mục tiêu trên
-
- A. Hội nghị lần 6 của Đảng (11/1939)
- B. Hội nghị toàn quốc của Đảng (13 đến 15/8/1945)
- C. Đại hội quốc dân Tân Trào - Tuyên Quang (16 đến 18/8/1945)
- D. Hội nghị lần 8 của Đảng (10 đến 19/5/1941)
-
- A. Đêm 9/3/1945
- B. Ngày 12/3/1945
- C. Ngày 14/8/1945
- D. Ngày 19/8/1945
-
- A. 19/5/1945, Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức
- B. 8/8/1945, Hồng quân Liên Xô đánh bại một triệu quân Quan Đông Nhật
- C. 14/8/1945, phát xít Nhật bị Đồng minh đánh bại
- D. 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện
-
- A. Pháp - Tưởng kí hòa ước Hoa - Pháp (25/2/1946) để Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc
- B. Pháp đánh chiếm Hải Phòng (27/11/1946)
- C. Pháp gửi tối hậu tự đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng (18/12/1946)
- D. Câu A và B đúng
-
- A. Phá tan âm mưu xâm lược ngay từ đầu của thực dân Pháp
- B. Tiêu diệt sinh lực địch để kết thúc nhanh chiến tranh
- C. Tiêu hao sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố, đảm bảo cho cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ rút về căn cứ cách mạng an toàn
- D. Tất cả các mục đích trên
Câu 11 - Câu 30: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1.7 trang 142 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.8 trang 142 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.9 trang 142 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.10 trang 142 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.11 trang 142 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.12 trang 142 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.13 trang 142 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 2 trang 143 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 3 trang 144 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 4 trang 146 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 5 trang 147 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 6 trang 148 SBT Lịch Sử 12
3. Hỏi đáp Bài 27 Lịch sử 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!