Công cuộc dựng nền tự chủ của họ Khúc, họ Dương đã kết thúc, ách đô hộ nghìnnăm của các thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta về mặt danh chính. Việc dựng nền tự chủ đã tạo cơ sở để nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn và Ngô Quyền đã hoàn thành sứ mạng lịch sử ấy bằng 1 trận quyết chiến chiến lược, đánh tan ý chí xâm lược của kẻ thù mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc. Mời các em cùng tìm hiểu bài học này: Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Hán như thế nào?
- Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết,Ngô Quyền kéo quân ra Bắc.
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán
- Năm 938, Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta theo hướng sông Bạch Đằng.
- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc tiến vào thành Đại La, trị tội Kiều Công Tiển và chuẩn bị kháng chiến, bàn bạc với các tướng chủ động đón đánh quân xâm lược.
1.2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Cuối năm 938 vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy đạo quân thủy kéo vào nước ta, còn vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn tiếp ứng cho Hoằng Tháo.
- Ngô Quyền cho các cọc gỗ nhọn đầu bịt sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ
- Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra nhử giặc, Lưu Hoằng Tháo thúc quân đuổi theo.
- Nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn bộ lực lượng đánh quật trở lại, Lưu Hoằng Tháo tử trận
- Vua Nam Hán nghe tin bại trận vội thu quân về nước.
- Trận Bạch Đằng kết thúc hòan tòan thắng lợi.
- Ý nghĩa:
- Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.
2. Luyện tập và củng cố
Học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau:
- Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai trong hoàn cảnh nào? Ngô Quyền và nhân dân ta đã chuẩn bị đánh giặc rất quyết tâm và chủ động.
- Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và thắng lợi cuối cùng thuộc về dân tộc ta. Trong trận này, tổ tiên đã tận dụng cả ba yếu tố “thiên thời - địa lợi – nhân hoà” để tạo nên sực mạnh và chiến thắng.
- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Mở rộng vùng kiểm soát
- B. Chuẩn bị đánh quân xâm lược
- C. Ra gần quê
- D. Trừng trị Kiều Công Tiễn làm phản
-
- A. Được Kiều Công Tiễn cầu cứu mời gọi
- B. Mở rộng bờ cõi
- C. Trả thù rửa hận
- D. A, B, C đúng
Câu 3 - Câu 6: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 6 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 3 trang 76 SGK Lịch sử 6
Bài tập 1.1 trang 78 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 1.2 trang 78 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 1.3 trang 78 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 1.4 trang 78 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 1.5 trang 78 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 1.6 trang 78 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 2 trang 79 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 3 trang 79 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 4 trang 79 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 5.1 trang 79 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 5.2 trang 79 SBT Lịch Sử 6
3. Hỏi đáp Bài 27 Lịch sử 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!