Nội dung bài luyện tập Ankan và xicloankan hệ thống vai trò của ankan và xicloankan trong công nghiệp và trong đời sống hằng ngày. CTCT, cách gọi tên của một số ankan và xicloankan từ CTPT. So sánh được sự giống và khác nhau về tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng của ankan và xicloankan.
Tóm tắt lý thuyết
ANKAN | XICLOANKAN | |
CT chung | CnH2n+2 (\(n \ge 1\)) | CnH2n (\(n\ge3\)) |
Cấu tạo | Liên kết đơn, mạch hở. | Liên kết đơn, mạch vòng. |
Đồng phân | Từ C4H10 trở đi có đồng phân mạch cacbon | Từ C4H8 trở đi có đồng phân mạch cacbon |
Danh pháp | Số chỉ vị trí - tên nhánh + tên ankan tương ứng với mạch chính | Số chỉ vị trí - tên nhánh + xiclo + tên ankan tương ứng với mạch chính |
Tính chất vật lí |
|
|
Tính chất hóa học |
|
|
Điều chế |
|
|
Ứng dụng |
|
|
Bài tập minh họa
Bài 1:
Ống nghiệm 1 chứa dd KMnO4, ống nghiệm 2 chứa dd Br2, ống nghiệm 3 chứa dd KOH. Sục khí xiclopropan vào ba ống nghiệm trên thì hiện tượng gì xảy ra.
Hướng dẫn:
- Ống 1: màu của dd KMnO4 vẫn giữ nguyên, do xiclopropan không phản ứng với KMnO4.
- Ống 2: màu của dd Br2 nhạt dần, do Br2 đã phản ứng với xiclopropan.
- Ống 3: hỗn hợp phân thành 2 lớp, do xiclopropan không tan trong dd KOH
Bài 2:
Một ankan X tác dụng vừa đủ với Cl2 (as) theo tỉ lệ 1:1, chỉ thu được một sản phẩm thế duy nhất có khối lượng là 10,65 gam. Để trung hòa hết khí HCl sinh ra cần vừa đủ 100 ml dd NaOH 1M. Xác định công thức cấu tạo của X.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng:
CnH2n+2 + Cl2 CnH2n+1Cl + HCl (điều kiện: ánh sáng)
0,1mol 0,1mol
NaOH + HCl → NaCl + H2O
nNaOH = 0,1.1 = 0,1mol
nHCl = 0,1mol
Công thức phân tử củaX là C5H12.
X chỉ tạo một sản phẩm thế monoclorua nên X là:
Bài 3:
Đốt cháy hòa toàn một hiđrocacbon A. Sản phẩm cháy được dẫn qua bình (1) đựng dd H2SO4 đặc dư, sau đó qua bình (2) đựng dd NaOH dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình (1) tăng 9 gam, khối lượng bình(2) tăng 17,6 gam. Xác định công thức phân tử của A
Hướng dẫn:
Khối lượng bình 1 tăng chính là khối lượng của nước.
\({m_{{H_2}O}} = 9gam \Rightarrow {n_{H{}_2O}} = \frac{9}{{18}} = 0,5mol\)
Khối lượng bình 2 tăng chính là khối lượng của CO2
\({m_{C{O_2}}} = 17,6gam \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = \frac{{17,6}}{{44}} = 0,4mol\)
Do \({n_{C{O_2}}} < {n_{{H_2}O}}\) nên A là ankan.
Ptpư: \({C_n}{H_{2n + 2}} + \frac{{3n + 1}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O\)
Ta có: \(\frac{{{n_{{H_2}O}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \frac{{n + 1}}{n} = \frac{{0,5}}{{0,4}} \Rightarrow n = 4\)
Vậy A là: C4H10
Bài 4:
Đốt cháy hòa toàn 2,34 gam hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp nhau rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dd Ca(OH)2 dư, thu được 16 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của hai ankan trên.
Hướng dẫn:
Gọi công thức chung của 2 ankan là: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 2}}(\overline n > 1)\)
\({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 2}} + \frac{{3\overline n + 1}}{2}{O_2} \to \overline n C{O_2} + (\overline n - 1){H_2}O\)
\(\frac{{0,16}}{{\overline n }}\)
Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O
\(\begin{array}{l}
{n_{CaC{O_3}}} = \frac{{16}}{{100}} = 0,16mol \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = 0,16mol\\
\Rightarrow \frac{{0,16}}{{\overline n }}.(14\overline n + 2) = 2,34 \Rightarrow \overline n = 3,2
\end{array}\)
Do 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp nhau nên hai ankan trên là: C3H8 và C4H10
3. Luyện tập Bài 27 Hóa học 11
Sau bài học cần nắm:
- vai trò của ankan và xicloankan trong công nghiệp và trong đời sống hằng ngày.
- CTCT, cách gọi tên của một số ankan và xicloankan từ CTPT. So sánh được sự giống và khác nhau về tính chất vật lý, tính chất hóa học.
- Ứng dụng của ankan và xicloankan.
3.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 27 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
- A. Etilen.
- B. Metan.
- C. Xiclopropan.
- D. Axetilen.
-
- A. 4 - etyl - 2 - metylpentan.
- B. 2 - etyl - 4 - metylpentan.
- C. 2,4 - dimetylhexan.
- D. 3,5 - dimetylhexan.
-
- A. 2,2-dimetylpropan và 2-metylbutan.
- B. 2,2-dimetylpropan và pentan.
- C. 2-metylbutan và 2,2-dimetylpropan.
- D. 2-metylpropan và pentan.
-
- A. (1)
- B. (2)
- C. (3)
- D. (4)
-
- A. 4 chất.
- B. 3 chất.
- C. 2 chất.
- D. 1 chất.
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 Bài 27.
Bài tập 27.5 trang 42 SBT Hóa học 11
Bài tập 27.6 trang 42 SBT Hóa học 11
Bài tập 27.7 trang 43 SBT Hóa học 11
Bài tập 27.8 trang 43 SBT Hóa học 11
Bài tập 1 trang 153 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 153 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 153 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 153 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 153 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 6 trang 153 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 7 trang 153 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 8 trang 153 SGK Hóa học 11 nâng cao
4. Hỏi đáp về Bài 27 Chương 5 Hóa học 11
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.