Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 10 Bài 27: Cơ năng.
Câu hỏi trắc nghiệm (13 câu):
-
Câu 1:
Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8 m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg. Lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?
- A.2J
- B.4J
- C.5J
- D.8J
-
Câu 2:
Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống đất. Bỏ qua sức cản không khí. Trong quá trình MN
- A.Động năng tăng
- B.Thế năng giảm.
- C.Cơ năng cực đại tại N.
- D.Cơ năng không đổi.
-
Câu 3:
Một vật được ném lên theo phương thẳng đứng từ một điểm A cách mặt đất một khoảng 4m. Người ta quan sát thấy vật rơi chạm đất với vận tốc có độ lớn bằng 12 m/s. Cho \(g = 10m/{s^2}\) . Xác định vận tốc của vật khi được ném.
- A.5m/s
- B.8m/s
- C.10m/s
- D.4m/s
-
Câu 4:
Hai vật A và B được nối với nhau bằng dây không giãn qua ròng rọc cố định với \({m_A} = 300g;{\rm{ }}{m_B} = {\rm{ }}200g\) . Vật trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng góc \(\alpha = {30^o}\) . Lúc đầu A cách mặt đất h=0,5m. Bỏ qua khối lượng của dây nối và ròng rọc. Xác định vật tốc của vật A khi A chạm đất.
- A.1,5m/s
- B.3m/s
- C.2m/s
- D.4m/s
-
Câu 5:
Vật khối lượng m=1kg trượt từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng cao 1m, dài 10m, lấy \(g = 9,8m/{s^2}\) ; hệ số ma sát là 0,05. Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng.
- A.3m/s
- B.3,1m/s
- C.4,6m/s
- D.2,5m/s
-
Câu 6:
Một vật trượt không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng. Khi đi được 2/3 quãng đường theo mặt phẳng nghiêng tì tỉ số động năng và thế năng của vật bằng
- A.2/3.
- B.3/2.
- C.2.
- D.1/2.
-
Câu 7:
Một viên bi thép có khối lượng 100g được bắn thẳng đứng xuống đất từ độ cao 5 m với vận tốc ban đầu 5 m/s. Khi dừng lại viên bi ở sâu dưới mặt đất một khoảng 10 cm. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Lực tác dụng trung bình của đất lên viên bi là
- A.67,7 N.
- B.75,0 N.
- C.78,3 N.
- D.62,5 N.
-
Câu 8:
Một vật nhỏ được treo vào đầu dưới của một sợi dây mảnh, không dãn có chiều dài 2 m. Giữ cố định đầu trên của sợi dây, ban đầu kéo cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 60o rồi truyền cho vật vận tốc bằng 2 m/s hướng về vị trí cân bằng. Bỏ qua sức cản môi trường, lấy g = 10 m/s2. Độ lớn vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng là
- A.3\(\sqrt 2 \) m/s.
- B.3\(\sqrt 3 \) m/s.
- C.2\(\sqrt 6 \) m/s.
- D.2\(\sqrt 5 \) m/s.
-
Câu 9:
Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi
- A.động năng của vật không đổi.
- B.thế năng của vật không đổi.
- C.tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.
- D. tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.
-
Câu 10:
Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên
- A.động năng tăng, thế năng tăng.
- B.động năng tăng, thế năng giảm.
- C. động năng không đổi, thế năng giảm.
- D.động năng giảm, thế năng tăng.
-
Câu 11:
Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát
- A. cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.
- B. độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát.
- C. độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
- D.độ giảm thế năng bằng độ tăng động năng.
-
Câu 12:
Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng
- A.động năng đạt giá trị cực đại.
- B. thế năng đạt giá trị cực đại.
- C.cơ năng bằng không.
- D.thế năng bằng động năng.
-
Câu 13:
Một vật có khối lượng 1 kg, được ném lên thẳng đứng tại một vị trí cách mặt đất 2 m, với vận tốc ban đầu vo = 2 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì cơ năng của vật tại mặt đất bằng
- A.4,5 J.
- B.12 J.
- C.24 J.
- D.22 J.