Bài tập SGK Hóa Học 11 Bài 26: Xicloankan.
-
Bài tập 1 trang 120 SGK Hóa học 11
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng.
B. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế.
C. Mọi xicloankan đều có khả năng tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng
D. Một số xicloankan có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng.
-
Bài tập 2 trang 120 SGK Hóa học 11
Khi sục khí xiclopropan vào dung dịch brom thì có hiện tượng nào sau đây?
A. Màu dung dịch không đổi.
B. Màu dung dịch đậm lên.
C. Màu dung dịch bị nhạt dần.
D. Màu dung dịch từ không màu chuyển sang màu nâu đỏ.
-
Bài tập 3 trang 120 SGK Hóa học 11
Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi:
a) Sục khí xiclopropan vào trong dung dịch brom.
b) Dẫn hỗn hợp xiclopropan, xiclopentan và hidro đi vào trong ống có bột niken, nung nóng.
c) Đun nóng xiclohexan với brom theo tỉ lệ 1:1.
-
Bài tập 4 trang 121 SGK Hóa học 11
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt hai khí không màu propan và xiclopropan đựng trong các bình riêng biệt.
-
Bài tập 5 trang 121 SGK Hóa học 11
Xicloankan đơn vòng X có tỉ khối so với nitơ bằng 2,0. Lập công thức phân tử của X. Viết phương trình hóa học (ở dạng công thức cấu tạo) minh họa tính chất hóa học của X, biết rằng X tác dụng với H2 (xt Ni) chỉ tạo ra một sản phẩm.
-
Bài tập 26.1 trang 40 SBT Hóa học 11
Mỗi nhận xét dưới đây đúng hay sai ?
1. Các monoxicloankan đều có công thức phân tử CnH2n.
2. Các chất có công thức phân tử CnH2n đều là monoxicloankan.
3. Các xicloankan đều chỉ có liên kết đơn.
4. Các chất chỉ có liên kết đơn đều là xicloankan.
-
Bài tập 26.2 trang 40 SBT Hóa học 11
Hợp chất dưới đây có tên là gì?
A. 1-etyl-4,5-đimetylxiclohexan.
B. 1-etyl-3,4-đimetylxiclohexan.
C. 1,2-đimetyl-4-etylxiclohexan.
D. 4-etyl-1,2-đimetylxiclohexan.
-
Bài tập 26.3 trang 41 SBT Hóa học 11
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Xiclohexan vừa có phản ứng thế, vừa có phản ứng cộng.
B. Xiclohexan không có phản ứng thế, không có phản ứng cộng.
C. Xiclohexan có phản ứng thế, không có phản ứng cộng.
D. Xiclohexan không có phản ứng thế, có phản ứng cộng.
-
Bài tập 26.4 trang 41 SBT Hóa học 11
Viết công thức cấu tạo của:
1. 1,1-đimetylxiclopropan;
2. 1-etyl-1-metylxiclohexan;
3. 1-metyl-4-isopropylxiclohexan.
-
Bài tập 26.5 trang 41 SBT Hóa học 11
Một monoxiclohexan có tỉ khối hơi so với nitơ bằng 3.
1. Xác định công thức phân tử của xicloankan đó.
2. Viết công thức cấu tạo và tên tất cả các xicloankan ứn
-
Bài tập 26.6 trang 41 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp khí A chứa một ankan và một monoxicloankan. Tỉ khối của A đối với hiđro là 25,8. Đốt cháy hoàn toàn 2,58 g A rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 g kết tủa.
Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp khí A.
-
Bài tập 26.7 trang 41 SBT Hóa học 11
Chất khí A là một xicloankan. Khi đốt cháy 672 ml A (đktc), thì thấy khối lượng CO2 tạo thành nhiều hơn khối lượng nước tạo thành 3,12 g.
1. Xác định công thức phân tử chất A.
2. Viết công thức cấu tạo và tên các xicloankan ứng với công thức phân tử tìm được.
3. Cho chất A qua dung dịch brom, màu của dung dịch mất đi. Xác định công thức cấu tạo đúng của chất A.