Nhiều nơi tỉ lệ cây sống sau khi trồng rất thấp. Cây chết do nhiều nguyên nhân nhân : sai phạm trong kỉ thuật trồng rừng là một trong các nguyên nhân cơ bản. Nhưng sau khi cây đã trồng được chăm sóc như thế nào thì tốt ? Nội dung bài học mới sẽ giúp các em hiểu được các vấn đề đó, mời các em cùng tìm hiểu: Bài 26: Trồng cây rừng
Tóm tắt lý thuyết
I. Thời vụ trồng rừng.
-
Thời vụ trồng rừng thay đổi theo vùng khí hậu
-
Miền bắc : trồng vào mùa xuân và mùa thu.
-
Miền Trung và miền Nam: trồng vào vào mùa mưa .
II. Làm đất trồng.
1. Kích thước hố
-
Loại 1: 30x30x30
-
Loại 2: 40x40x40
2. Kỹ thuật đào hố.
-
Phát dọn cỏ dại đào hố, xới cỏ xung quanh miệng hố.
-
Lấy lớp đất màu đem trộn với phân lân.
-
Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ và lấp đầy hố
III. Trồng rừng bằng cây con.
1. Trồng cây con có bầu :
-
Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất;
-
Rạch bỏ vỏ bầu;
-
Đặt bầu vào lỗ trong hố;
-
Lấp và nén đất lần 1;
-
Lấp và nén đất lần 2;
-
Vun gốc.
2. Trồng cây con rễ trần.
-
Tạo lỗ trong hố đất.
-
Đặt cây vào lỗ trong hố.
-
Nén đất.
-
Vun gốc.
Ngoài ra còn tạo cây rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp vào hố .
Bài tập minh họa
Bài 1:
Hãy nêu quy trình làm đất để trồng cây rừng ?
Hướng dẫn giải
1. Kích thước hố
-
Kích thước hố
-
Chiều dài miệng hố chiều rộng miệng hố, chiều sâu : 30
-
Chiều dài miệng hố 'chiều rộng miệng hố, chiều sâu: 40
2. Kĩ thuật đào hố:
-
Lấp lớp đất màu (đã trộn với phân bón theo tỉ lệ thích hợp) vào hố
-
Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ và lấp đầy hố
-
Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu mỡ để riêng bên miệng hố.
Bài 2:
Hãy giải thích thao tác kỹ thuật trồng cây con có bầu và cây non dễ trần ?
Hướng dẫn giải
1. Trồng cây con có bầu
-
Quy trình trồng cây con có bầu
-
Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất
-
Rạch bỏ vỏ bầu
-
Đặt bầu vào lỗ trong hố
-
Lấp và nén đất lần 1
-
Lấp và nén đất lần 2
-
Vun gốc
-
Trồng rừng bằng cây con có bầu lại được áp dụng phổ biến ở nước ta
-
Vì cách trồng này, bộ rễ của cây con không bị tổn thương, bầu đất có đủ phân bón và đất tơi xốp, cây có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt.
2. Cây non rễ trần
-
Tạo lỗ trong hố đất
-
Đặt cây vào lỗ trong hố
-
Lấp đất kín gốc cây
-
Nén đất
-
Vun gốc
-
Trước khi đem trồng nên hồ phân bộ rễ. Khi nén đất chú ý không làm đứt rễ, khi vun đất giữ cho cây sao cho cây đứng, rễ không bị cong ngược lên.
-
Trồng cây con rễ trần được áp dụng đối với loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe, nơi đất tốt và ẩm
Bài 3:
Ở địa phương em ,nếu có trồng cây rừng , thường trồng bằng cây non có bầu hay bằng cây non rễ trần , tại sao ?
Hướng dẫn giải
-
Ở địa phương em nếu có trồng rừng , thường trồng bằng cây non có bầu
-
Vì : khả năng sống của cây sẽ cao hơn đồng thời quấ trình vận chuyển cây sẽ không ảnh hưởng đến bộ rễ
Lời kết
Sau khi học xong bài Trồng cây rừng, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:
-
Biết được thời vụ trồng rừng.
-
Biết được kĩ thuật đào hố trồng cây rừng.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 26 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.
Nếu các em có thắc mắc về các nội dung của bài học thì nhớ đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp để được hỗ trợ.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học trước:
>> Bài trước: Bài 25: Thực hành: Gieo hạt và cấy cây vào bầu đất
>> Bài sau: Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng
Chúc các em học tốt!