Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 10 Bài 26: Thế năng.
Câu hỏi trắc nghiệm (11 câu):
-
Câu 1:
Một vật nhỏ có khối lượng m=160 g gắn vào đầu của một lò xo đàn hồi có độ cứng k=100 N/m, khối lượng không đáng kể; đầu kia của của lò xo được giữ cố định. Tất cả nằm trên một mặt ngang không ma sát. Vật được đưa về vị trí mà tại đó lò xo dãn 5 cm. Sau đó vật được thả nhẹ nhàng. Dưới tác dụng của lực đàn hồi, vật bắt đầu chuyển động. Xác định vận tốc của vật khi vật về tới vị trí lò xo không biến dạng.
- A.\(200cm/s.\)
- B.\(100cm/s.\)
- C.\(150cm/s.\)
- D.\(125cm/s.\)
-
Câu 2:
Lò xo có độ cứng k = 200 Nm, một đầu cố định đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi bị lo xo nén 2 cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng bao nhiêu?
- A.\(4.10^{-3} J.\)
- B.\(5.10^{-2} J.\)
- C.\(4.10^{-2} J.\)
- D.\(3.10^{-2} J.\)
-
Câu 3:
Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao bằng bao nhiêu?
- A. 0,102 m.
- B.9,8m
- C.32m
- D.10,11m
-
Câu 4:
Từ độ cao 180 m, người ta thả rơi một vật nặng không vận tốc ban đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\) . Xác định vận tốc của vật ở độ cao mà thế năng bằng động năng.
- A.\(24,4m/s\)
- B.\(42,4m/s\)
- C.\(22,2m/s\)
- D.\(48,4m/s\)
-
Câu 5:
Một vật có khối lượng 1 kg đang ở cách mặt đất một khoảng H=20 m. Ở chân đường thẳng đứng đi qua vật có một cái hố sâu h=5 m. Cho \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Với gốc thế năng là mặt đất thì thế năng của vật khi nằm ở đáy hố bằng bao nhiêu?
- A.\(-25J\)
- B.\(-30J\)
- C.\(-50J\)
- D.\(-40J\)
-
Câu 6:
Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40 m. Lấy g = 10 m/s2. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, thì thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là
- A.588 kJ.
- B.392 kJ.
- C.980 kJ.
- D.588 kJ.
-
Câu 7:
Một lò xo có độ cứng k = 200 N/m, bị nén ngắn lại 10 cm so với chiều dài tự nhiên ban đầu. Chọn mốc thế năng tại vị trí ban đầu. Thế năng đàn hồi của lò xo là
- A.0,01 J.
- B.0,1 J.
- C.1 J.
- D.0,001 J.
-
Câu 8:
Một người kéo một lực kế, số chỉ của lực kế là 400 N, độ cứng của lò xo lực kế là 1000 N/m. Công do người thực hiện bằng
- A. 80 J.
- B.160 J.
- C. 40 J.
- D.120 J.
-
Câu 9:
Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực 3 N kéo lò xo theo phương ngang ta thấy nó dãn được 2 cm. Thế năng đàn hồi của lò xo có giá trị bằng
- A.0,08 J.
- B.0,04 J.
- C.0,03 J.
- D.0,05 J.
-
Câu 10:
Một lò xo treo thẳng đứng có độ cứng 10 N/m và chiều dài tự nhiên 10 cm. Treo vào đầu dưới của lò xo một quả cân khối lượng 100 g, lấy g = 10 m/s2, bỏ qua khối lượng của lò xo. Giữ quả cân ở vị trí sao cho lò xo có chiều dài 5 cm thì thế năng tổng cộng của hệ (lò xo – quả nặng) với mốc thế năng tại vị trí cân bằng là
- A.0,2625 J.
- B.0,1125 J.
- C.0,625 J.
- D.0,02 J.
-
Câu 11:
Một người thực hiện một công đạp xe đạp lên đoạn đường dài 40 m trên một dốc nghiêng 20o so với phương ngang. Bỏ qua mọi ma sát. Nếu thực hiện một công cũng như vậy mà lên dốc nghiêng 30o so với phương ngang thì sẽ đi được đoạn đường dài
- A.15,8 m.
- B. 27,4 m.
- C. 43,4 m.
- D.75,2 m.