Nội dung Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha sẽ giúp các em làm quen với một loại động cơ mới là động cơ không đồng bộ ba pha. Qua đó, các em có thể nắm vững được các ứng dụng quan trọng của loại động cơ này trong khoa học kĩ thuật và nguyên lí hoạt động của nó, từ đó có thể vận dụng được kiến thức của bài học vào thực tế. Mời các em cùng theo dõi bài học nhé.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm và công dụng
1.1.1. Khái niệm
-
Động cơ không đồng bộ ba pha là động cơ điện ba pha có tốc độ quay của rô to (n) nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường quay (n1)
1.1.2. Công dụng
-
Được sử dụng rộng rải trong các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, đời sống...( Động cơ rô to lồng sóc)
1.2. Cấu tạo
1.2.1. Stato (phần tĩnh)
a. Lõi thép:
-
Lõi thép gồm các lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ, mặt trong có rãnh đặt dây quấn.
b. Dây quấn:
-
Dây quấn là dây đồng được phủ sơn cách điện, gồm ba pha dây quấn AX, BY, CZ đặt trong các rãnh stato theo một quy luật nhất định.
-
Thực tế các đầu dây A ; X ; B ; Y ; C ; Z được nối ra ngoài hộp đấu dây (đặt ở vỏ của động cơ) và được bố trí như hình vẽ :
-
Thông thường có hai cách đấu dây
1.2.2. Rôto (phần quay):
a. Lõi thép:
- Lõi thép có đặc điểm:
b. Dây quấn:
-
Dây quấn kiểu roto lồng sóc.
-
Dây quấn kiểu roto dây quấn.
1.3. Nguyên lí làm việc
-
Khi cho dòng 3 pha vào ba dây quấn stato của động cơ, trong Stato sẽ có từ trường quay với tốc độ:
\({n_1} = \frac{{60f}}{P}\) (vp)
-
Trong đó :
-
f là tần số dòng điện (Hz)
-
p là số đôi cực từ
-
-
Từ trường quay này quét qua các dây quấn của rôto, làm xuất hiện các sức điện động và dòng điện cảm ứng.
-
Lực tương tác điện từ giữa từ trường quay và các dòng điện cảm ứng này tạo ra momen quay tác động lên rôto, kéo rôto quay theo chiều quay của từ trường với tốc độ n < n1
-
Hệ số trượt tốc độ: \(S = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{{{n_1} - n}}{{{n_1}}}\)
1.4. Cách đấu dây:
-
Tùy thuộc vào điện áp và cấu tạo của động cơ để chọn cách đấu dây cho phù hợp.
-
Ví dụ:
-
Động cơ kí hiệu \(Y/\Delta - 380/220v.\)
-
Khi điện áp \({U_d} = 220v \to {\rm{ }}\) động cơ đấu \(\Delta \)
-
Khi điện áp \({U_d} = 380v \to {\rm{ }}\) động cơ đấu Y
-
-
Đổi chiều quay động cơ, thì đảo 2 pha bất kì cho nhau .
-
Để đổi chiều quay của động cơ
2. Luyện tập Bài 26 Công Nghệ 12
Như tên tiêu đề của bài Động cơ không đồng bộ ba pha, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
-
Biết được công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách nối dây động cơ không đồng bộ ba pha.
-
Vẽ được sơ đồ đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. \({n_1} = \frac{{60f}}{P}\)
- B. \({p_1} = \frac{{60f}}{n}\)
- C. \({n_1} = \frac{{60P}}{f}\)
- D. \({n_1} = \frac{{50f}}{P}\)
-
Câu 2:
Hệ số trượt tốc độ là:
- A. \(S = \frac{{{n_1} - n}}{{{n_1}}}\)
- B. \(S = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} \)
- C. \(S = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} \)
- D. Câu A và B đúng
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 12 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 107 SGK Công nghệ 12
Bài tập 2 trang 107 SGK Công nghệ 12
Bài tập 3 trang 107 SGK Công nghệ 12
3. Hỏi đáp Bài 26 Chương 6 Công Nghệ 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!