Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh

Chúng tôi giới thiệu đến các em bài học Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh giúp các em tìm hiểu hoạt động kinh tế cổ truyền, và hiện đại của cn người ở môi trường đới lạnh như thế nào? Các ngành nghề phổ biến ở mô trường này như thế nào? 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc

  • Gồm các dân tộc:

    • Người Lapông: Bắc Âu

    • Người Chúc, IaKut, Xamốyet ở Bắc Á.

    • Người I núc ở Bắc Mỹ và đảo Grơn-len.

  • Hoạt động kinh tế cổ truyền là chăn nuôi Tuần Lộc và săn bắt thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và da.
  • Một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

1.2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường

  • Ngoài kinh tế cổ truyền còn có kinh tế hiện đại như: khai thác khoáng sản (uranium, kimcương, đồng và dầu mỏ…)
  • Ngày nay với kỹ thuật hiện đại con người đang nghiên cứu và khai thác đới lạnh.
  • Tuy nhiên vấn đề lớn cần giải quyết là thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý.

Bài tập minh họa

 
 

Bài tập 1:

Quan sát hình 22.1 (trang 71 SGK Địa lý 7), cho biết:

  • Có các dân tộc nào sinh sống ở đới lạnh phương Bắc:
    • Các dân tộc sinh sống ở đới lạnh phương bắc là: Chúc, I-a-kút, La-pông, Xa-mô-y-et, I-núc.
  • Địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi và địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề săn bắt.
    • Phân bố và hoạt động kinh tế:
      • Người Chúc, I-a-kút: sống ở ven biển phía bắc của châu Á, sống bằng nghề chăn nuôi.
      • Người Xa-mô-y-ét, La-pông: sống ở ven biển phía bắc của châu Âu, sống bằng nghề chăn nuôi.
      • Người I-núc: sống ở ven biển phía bắc của Bắc Mĩ và một số đảo, sống bằng nghề săn bắt.

Bài tập 2:

Kể tên những hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở phương Bắc.

  • Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo khiến cho đới lạnh là nơi có rất ít dân. Dù đã thích nghi, các dân tộc sống lâu đời ờ phương Bắc cũng chỉ sống được trong cái đài nguyên ven biển phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. 
    • Người La-pông: Bắc Âu
    • Người Chúc, người I-a-kut, người Xa-mô-y-et:Bắc Á sống bằng nghề chăn nuôi tuần lộc và săn thú có lông quý. 
    • Người I-nuc: Bắc Mĩ và ở đảo Grơn-len sống bằng nghề đánh bắt cá hoặc săn bắn tuần lộc, hải cầu, gấu trắng… để lấy mỡ thịt và da. Họ di chuyển trên các xe trượt do chó kéo.

Bài tập 3:

  • Đới lạnh có những nguồn tài nguyên chính nào? Tại sao cho tới nay nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác ?
    • Các nguồn tài nguyên chính của đới lạnh là : khoáng sản. hải sản, thú có lông quý.
    • Nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác là do khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật tiên tiến.

3. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần nắm nội dung sau:

  • Hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh chủ yếu là chăn nuôi và săn bắt động vật
  • Hoạt động kinh tế hiện đại là dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên
  • Hi vọng đây là tài liệu giúp các em học sinh trong quá trình học tập và ôn thi. Chúc các em học tốt.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 7 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 73 SGK Địa lý 7

Bài tập 2 trang 73 SGK Địa lý 7

Bài tập 1 trang 51 SBT Địa lí 7

Bài tập 2 trang 52 SBT Địa lí 7

Bài tập 3 trang 52 SBT Địa lí 7

Bài tập 4 trang 53 SBT Địa lí 7

4. Hỏi đáp Bài 22 Địa lí 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?