Dũa và khoan là các phương pháp gia công phổ biến trong sửa chữa và chế tạo sản phẩm cơ khí. Muốn có sản phẩm dũa và khoan đảm bảo yêu cầu, ta cần nắm vững tư thế, những thao tác kĩ thuật cơ bản và an toàn khi dũa và khoan. Nội dung bài học mới sẽ giúp các em nghiên cứu rõ hơn về vấn đề trên. Mời các em cùng theo dõi bài học - Bài 22: Dũa và khoan kim loại
Tóm tắt lý thuyết
I. DŨA
-
Các loaị dũa: dũa tròn, dũa dẹt, dũa tam giác, dũa vuông , dũa bán nguyệt.
II. KĨ THUẬT DŨA
1. Chuẩn bị
-
Cách chọn etô và tư thế đứng giũa giống như tư thế đứng cưa.
-
Kẹp vật dũa chặt vừa phaỉ sao cho mặt phẳng cần dũa cách mặt phẳng từ 10 đến 20 mm
-
Đối với các vật mền ,cần lót tôn mỏng hoặc gỗ ở má etô để tránh bị xước vật.
2. Cách cầm dũa và thao tác dũa
a) Cách cầm dũa:
-
Tay phải cầm dũa hơi ngửa lòng bàn tay
-
Tay trái đặt hẳn lên đầu dũa.
b) Thao tác dũa:
-
Khi dũa phải thực hiện hai chuyển động :
-
Một là đẩy dũa tạo lực cắt ,khi đó hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa đựợc thăng bằng.
-
Hai là khi kéo dũa về không cần cắt ,do đó kéo nhanh và nhẹ nhàng.
2. An toàn khi dũa :
-
Không được dùng dũa không có cán họăc cán vỡ
-
Bàn nguội phải chắc chắn ,vật dũa phải được kẹp chặt
-
Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt.
II. KHOAN
-
Khoan là phương pháp phổ biến để gia công lỗ trên vật đặc hoặc làm rộng lỗ đã có sẵn.
1. Mũi khoan
-
Mũi khoan có 3 phần chính:
-
Phần cắt, phần dẫn hướng và phần đuôi.
-
2. Máy khoan
-
Có nhiều loại máy khoan: khoan tay, khoan máy....
-
Cấu taọ của chúng được giới thiệu trên các hình sau:
3. Kĩ thuật khoan
-
Lấy dấu, xác định tâm lỗ cần khoan.
-
Chọn mũi khoan có đường kính bằng đường kính lỗ cần khoan.
-
Lắp mũi khoan vào bầu khoan
-
Kẹp vật khoan trên etô trên bàn khoan.
-
Quay tay quay cho mũi khoan đi xuống, điều chỉnh sao cho tâm lỗ càn khoan trùng với tâm mũi khoan.
-
Bấm công tắc điện, điều chỉnh tay quay từ từ để mũi khoan khoan hết chiều sâu của lỗ cần khoan.
4. An toàn khi khoan
-
Không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật khoan chưa được kẹp chặt.
-
Vật khoan phải thẳng góc với mũi khoan để tránh gãy mũi khoan.
-
Không dùng tay hoặc để vật chạm vào mũi khoan khi mũi khoan đang quay.
Bài tập minh họa
Bài 1:
Em hãy nêu những kỹ thuật cơ bản khi dũa kim loại ?
Hướng dẫn giải
-
Thao tác dũa:
-
Khi dũa phải thực hiện hai chuyển động :
-
Một là đẩy dũa tạo lực cắt ,khi đó hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa đựợc thăng bằng.
-
Hai là khi kéo dũa về không cần cắt ,do đó kéo nhanh và nhẹ nhàng.
-
Bài 2:
Em hãy nêu cấu tạo của mũi khoan và kỹ thuật cơ bản khi khoan ?
Hướng dẫn giải
-
Mũi khoan có 3 phần chính:
-
Phần cắt, phần dẫn hướng và phần đuôi.
-
-
Kĩ thuật khoan:
-
Lấy dấu, xác định tâm lỗ cần khoan.
-
Chọn mũi khoan có đường kính bằng đường kính lỗ cần khoan.
-
Lắp mũi khoan vào bầu khoan
-
Kẹp vật khoan trên etô trên bàn khoan.
-
Quay tay quay cho mũi khoan đi xuống, điều chỉnh sao cho tâm lỗ càn khoan trùng với tâm mũi khoan.
-
Bấm công tắc điện, điều chỉnh tay quay từ từ để mũi khoan khoan hết chiều sâu của lỗ cần khoan.
-
Bài 3:
Để đảm bảo an toàn khi dũa và khoan ,em cần chú ý những điểm gì ?
Hướng dẫn giải
-
Để đảm bảo an toàn khi khoan em cần chú ý những điểm sau
-
Không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật khoan chưa được kẹp chặt.
-
Vật khoan phải thẳng góc với mũi khoan để tránh gãy mũi khoan.
-
Không dùng tay hoặc để vật chạm vào mũi khoan khi mũi khoan đang quay.
-
Lời kết
Như tên tiêu đề của bài Dũa và khoan kim loại, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
-
Biết được kĩ thuật cơ bản khi dũa và khoan kim loại.
-
Biết được quy tắc an toàn khi dũa và khoan kim loại.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 22 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.
Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Bài 21: Cưa và đục kim loại
>> Bài sau: Bài 23: Đo và vạch dấu
Chúc các em học tốt!